Những dấu hiệu chuyển dạ báo hiệu mẹ sắp sinh là vấn đề đáng chú ý khi mẹ bầu bước vào những tuần cuối cùng của thai kỳ. Nếu không xác định được mình đang có những dấu hiệu chuyển dạ sẽ làm sản phụ lầm tưởng đến cơn đau bụng thông thường và không chuẩn bị cho cuộc sinh nở diễn ra suôn sẻ. Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu chuyển dạ thực sự báo hiệu con yêu đã sẵn sàng chào đời nhé!
- Những dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện vào thời điểm nào?
- Những dấu hiệu chuyển dạ thực sự mẹ cần lưu ý
- Mẹ bầu nên làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ
Những dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện vào thời điểm nào?
Vào những tháng cuối của thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường lo lắng không biết khi nào thì các tín hiệu chuyển dạ xuất hiện để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc vượt cạn sắp tới.
Thông thường những dấu hiệu sắp sinh sẽ bắt đầu xuất hiện từ tuần 37 của thai kỳ. Vì vậy, vào thời điểm này các mẹ bầu hãy lưu ý những biểu hiện lạ trên cơ thể và sẵn sàng tinh thần chuẩn bị đi sinh nhé.
Tuy nhiên nếu bạn thấy những dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện trước tuần thứ 37 của thai kỳ thì hãy tới ngay bệnh viện để kiểm tra và theo dõi. Vì đó có thể là dấu hiệu sinh non và cần được các bác sĩ xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé.
Mẹ có thể xem:
Những dấu hiệu chuyển dạ thực sự mẹ cần lưu ý
Các cơn gò tử cung
Trong suốt thai kỳ những cơn co thắt tử cung hay còn gọi những cơn gò tử cung sẽ xuất hiện, nhưng không nhiều và với tần suất ngẫu nhiên. Tuy nhiên nếu mẹ bầu bắt đầu chuyển dạ thì những cơn gò tử cung sẽ đặc biệt mạnh hơn và cơn đau cũng nặng hơn, kèm theo đó là tần suất xuất hiện trở nên dày đặc, đều đặn và liên tục hơn. Trung bình khoảng từ 5 cho đến 7 phút cho một cơn gò và cơn gò tử cung sẽ duy trì trong từ 30 giây đến 1 phút khiến mẹ vô cùng khó chịu. Chính vì dấu hiệu cực kỳ nặng nên mẹ hoàn toàn có thể phân biệt được cơn gò tử cung bình thường và cơn gò tử cung chuyển dạ.
Với cơn đau liên tục và kéo dài sẽ khiến cơ thể mẹ bầu sinh ra hiện tượng run rẩy do cơn đau. Tuy nhiên mẹ bầu cũng chớ nên lo lắng vì hiện tượng run khi bị đau là cơ chế hoạt động của cơ thể giúp giảm căng thẳng. Để giúp giảm tình trạng run rẩy do cơn đau mẹ có thể lau mình bằng nước ấm hoặc xoa bóp cơ thể.
Cơn gò tử cung là dấu hiệu chuyển dạ tiêu biểu để mẹ phân biệt
Sa bụng
Khi sắp đến ngày dự sinh hoặc bước vào những tháng cuối của thai kỳ thì thai nhi sẽ bắt đầu di chuyển xuống khu vực khung xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, hiện tượng này được gọi là sa bụng.
Hiện tượng sa bụng thường xuất hiện trước từ một đến hai tuần trước khi sinh. Tuy nhiên, nếu đây là lần thứ hai mẹ mang thai thì dấu hiệu sa bụng có thể bỏ qua do mẹ bầu không thường xuyên chú ý đến hình dáng của bụng.
Một lưu ý nhỏ là khi thai nhi bắt đầu di chuyển xuống bên dưới khung xương chậu sẽ tạo một áp lực lớn lên cổ tử cung và chèn ép bàng quang nhiều hơn nên sẽ khiến mẹ buồn tiểu nhiều hơn. Nhưng khi di chuyển xuống thì thai nhi sẽ không chèn ép phổi nữa, nên sẽ giúp mẹ cảm thấy việc hít thở trở nên nhẹ nhàng hơn.
Ngừng tăng cân
Đây là một dấu hiệu khá dễ nhận biết vì trong suốt quá trình mang thai thì thai nhi sẽ lớn dần và trọng lượng cũng sẽ tăng dần. Trong mỗi lần khám thai định kỳ thì bác sĩ đều đo tổng trọng lượng của mẹ. Nếu như mẹ bầu thấy cân nặng của mình bắt đầu tăng chậm hoặc không tăng nữa thì đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã lớn đến mức cao nhất và mẹ chuẩn bị bước vào giai đoạn chuyển dạ.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến mẹ ngừng tăng cân là nước ối bị giảm để bé chuẩn bị chào đời.
Mẹ ngừng tăng cân là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ
Mẹ có thể xem:
Nút nhầy cổ tử cung được hình thành từ quá trình tích đọng dịch ở phần cổ tử cung trong suốt quá trình mang thai. Nút nhầy cổ tử cung có tác dụng như một tấm khiên giúp thai nhi chống lại các vấn đề viêm nhiễm do tác động từ vi khuẩn hoặc nấm bên ngoài. Khi vào giai đoạn từ tuần 37 đến 40 mẹ bầu sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn và ẩm ướt hơn. Đây là hiện tượng bong nút nhầy tử cung và cũng là một biểu hiện sắp chuyển dạ dễ nhận biết nhất.
Dịch nhầy khi nút nhầy cổ tử cung bong ra sẽ có màu trong suốt, màu hồng hoặc sậm màu do kèm máu. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi trường hợp có những mẹ bầu xuất hiện tình trạng bong nút nhầy cổ tử cung nhưng sau khoảng 2 tuần thì mới bắt đầu chuyển dạ. Tốt nhất mẹ bầu nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra khi xuất hiện dấu hiệu trên nhé.
Nút nhầy cổ tử cung giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm thai nhi
Cổ tử cung giãn nở
Do cuối thai kỳ thai nhi sẽ di chuyển xuống phần khung xương chậu và đè lên cổ tử cung nên sẽ khiến cổ tử cung trở nên mỏng và giãn hơn lúc đầu để chuẩn bị “đường đi” của bé ra ngoài. Khi mẹ bầu khám thai định kỳ thì bác sĩ sẽ tiến hành đo độ dày và độ giãn nở của tử cung thông qua việc khám âm đạo nhằm mục đích dự tính ngày dự sinh chính xác.
Tiêu chảy và buồn nôn
Việc mẹ bầu đi vệ sinh nhiều và thường xuyên gặp tình trạng tiêu chảy là do các nội tiết tố bên trong cơ thể tiết ra, nhằm giúp thai nhi dễ dàng chào đời hơn bằng cách kích thích hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động thường xuyên hơn. Chính vì nguyên nhân này dẫn đến mẹ bầu thường xuyên gặp tình trạng tiêu chảy và buồn nôn cuối thai kỳ. Cách tốt nhất để chống lại việc mất nước do tiêu chảy là mẹ bầu nên uống thật nhiều nước nhưng nếu tình trạng quá nặng mẹ bầu hãy đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và theo dõi nhé.
Nên làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ
Khi bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu cho thấy sắp chuyển dạ thì mẹ bầu nên tự đánh giá mức độ của dấu hiệu sau đó sắp xếp đến ngay bệnh viện sau đó để bác sĩ kiểm tra và theo dõi.
Nếu như đang ở nhà nhưng mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ và bắt đầu chuyển dạ ngay sau đó, thì việc đầu tiên mẹ bầu nên bình tĩnh và kêu gọi sự giúp đỡ từ người thân trong nhà. Việc mẹ bầu bình tĩnh sẽ giúp những người xung quanh bình tĩnh hơn và giúp việc chuyển dạ của mẹ bầu trở nên thuận lợi hơn. Sau đó nhanh chóng đến ngay bệnh viện để chuẩn bị cho cuộc “lâm bồn” sắp tới.
Ngoài ra, mẹ cũng nên chuẩn bị trước các vật dụng cần thiết sẵn để khi xảy ra tình trạng chuyển dạ thì chỉ cần nhờ người nhà mang theo vào bệnh viện thôi nhé!
Tổng kết
Chuyển dạ sẽ khiến mẹ bầu rất khó chịu và mệt mỏi nhưng cũng là một niềm vui khi con mình sắp chào đời. Chính vì thế mẹ bầu nên chú ý các dấu hiệu trên cơ thể để có được sự chuẩn bị tốt nhất.
Thông qua bài viết, hy vọng các mẹ bầu có thêm kiến thức về việc chuyển dạ và từ đó có được những sự đề phòng trước những dấu hiệu này nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!