Nhiễm độc nước khi pha nước chung với sữa mẹ – Cuối tháng ba năm 2015, 10 tuần tuổi Nevaeh Marie Landell chết vì nhiễm độc nước sau khi bé liên tục được cho bú sữa mẹ pha với nước. Cho nước vào sữa mẹ dẫn đến sự sụt giảm chất điện phân và natri, dẫn đến việc bé Nevaeh sưng não.
Theo các công tố viên, Herbert George Landell và Lauren Heather Fristed cha mẹ của bé đã bị cáo buộc là từ chối việc điều trị y tế khi con họ bị bệnh, với lý do tín ngưỡng tôn giáo của mình. Đến khi, bé trở nặng và mất thì đã quá muộn, dẫn đến việc nhiễm độc nước khi pha nước chung với sữa mẹ.
Landell đã bị buộc tội giết người và làm sự việc thêm trầm trọng dẫn đến cái chết của bé. Fristed cũng bị buộc tội không cứu chữa kịp thời dẫn đến cái chết, ở mức độ lần đầu phạm tội với trẻ em, theo báo cáo tin tức Mỹ nói rằng cả hai đang ở trong tù mà không được bảo lãnh.
Cặp vợ chồng này đã bị cảnh sát bắt giữ vì cho con gái 10 tuần tuổi của uống sữa mẹ pha loãng với nước, dẫn đến tử vong. (Ảnh: usatoday.com)
Khi nghe những cái chết đáng thương này thì luôn luôn là bi kịch, Nevaeh có thể vẫn còn sống nếu cha mẹ bé có kiến thức hơn về việc chăm sóc và cho bé sơ sinh bú.
Em bé bú sữa mẹ có cần uống thêm nước ? Có nguyên tắc nào cụ thể cho việc uống thêm nước này không? Hay sữa mẹ đã cung cấp đủ nước?
Câu trả lời của các chuyên gia về sữa mẹ là – Bé nhận được đầy đủ nước thông qua sữa mẹ trong sáu tháng đầu tiên.
Trẻ bú sữa mẹ có cần uống nước thêm không?
Các chuyên gia cho con bú từ các tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và La Leche League International (LLLI) đồng ý rằng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ không yêu cầu thêm nước. Điều này là bởi vì sữa mẹ được tạo thành từ nước 88% – đặc biệt là “sữa bú cữ đầu” mà đi kèm với mỗi thức ăn – và do đó đáp ứng tất cả nhu cầu khát của bé.
Ngay cả sữa non, đó là những gì em bé sơ sinh của bạn sẽ uống trong vài giờ đầu tiên sau khi sinh, là tất cả những gì cần thiết để giữ cho bé của bạn đủ nước.
Nhiễm độc nước khi pha nước chung với sữa mẹ
Ngay cả khát một đứa trẻ sơ sinh sẽ được cung cấp đủ nước qua sữa non.
Tại sao không nên cho bé dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ uống thêm nước?
Chuyên viên tư vấn của Tổ chức Y tế Thế giới, Viện Hàn lâm cho con bú, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ và KellyMom.com đã làm các sự kiện về nguy cơ uống nước thêm của bé bú sữa mẹ ở độ tuổi dưới sáu tháng:
- Uống nước thêm sẽ làm rối loạn cữ bú của con và có thể gây nhầm lẫn núm vú vì nước được bú trong bình.
- Uống thêm nước, hay các loại nước đường có nguy cơ gây vàng da ở bé và phải ở viện lâu hơn.
- Nó có thể gây nhiễm độc nước, các dấu hiệu bao gồm tiếng rên rĩ, lú lẫn, lơ mơ, co giật. Các chuyên gia y tế nói rằng uống quá nhiều nước đặc biệt là ở trẻ em dưới một tuổi, có thể pha loãng nồng độ natri bình thường của bé và có thể dẫn đến co giật, hôn mê, tổn thương não và thậm chí tử vong.
- Nước chứa calo, vì thếnếu bé uống nhiều nước, bé sẽ no nước và không phải bổ sung thêm calo. Điều này có thể dẫn đến tăng cân không đủ hoặc thậm chí giảm cân.
Nhiễm độc nước khi pha nước chung với sữa mẹ
Bé có thể uống nước khi bắt đầu ăn dặm.
Ngay cả khi thời tiết rất nóng, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ vẫn không cần thêm nước. Tuy nhiên, bạn có thể phải tăng tần số cữ bú lên.
Như vậy thì khi nào thì cho bé uống nước?
Khi bé sáu tháng tuổi bắt đầu học cầm ly/ cốc, các chuyên gia nói rằng đây là thời điểm tốt để cho bé bắt đầu với một vài ngụm nước một vài lần trong một ngày, nhưng không quá hai 60ml mỗi 24 giờ. Ngoài ra, khi bé bắt đầu ăn dặm, có thể cho bé uống sữa mẹ vắt ra hoặc nước với thức ăn dặm để ngăn ngừa táo bón.
Khi bé lớn hơn và tập đi, bạn có thể tiếp tục cho con bú và cung cấp nước trong chừng mực. Nếu bạn tiếp tục cho con bú vượt quá một năm, hãy nhớ rằng nó vẫn cung cấp đủ nước cho bé.
Nguồn : theAsianparents
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!