Nguyên nhân bị thai lưu nhiều lần là gì? Khoảng 25% – 50% thai lưu không thể xác định nguyên nhân chính xác. Còn lại hầu như thai lưu đều đến từ nguyên nhân của mẹ và thai nhi. Biết được chính xác nguyên nhân sẽ giúp mẹ phòng tránh và thụ thai an toàn ở những lần tiếp theo.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Thế nào là thai lưu liên tiếp?
- Nguyên nhân bị thai lưu nhiều lần
- Những ai thường gặp hiện tượng thai lưu?
- Tiền sử thai lưu cần chú ý điều gì? Biện pháp giữ thai an toàn
Thế nào là thai lưu nhiều lần?
Thai lưu là hiện tượng thai nhi đã ngừng phát triển trong bụng mẹ và bị lưu ở tử cung. Hiện tượng thai lưu xảy ra trên hai lần sẽ được gọi là thai lưu nhiều lần. Đây là tình trạng rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ. Đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi đau về tinh thần khi chưa kịp nhìn thấy đứa con bé bỏng của mình chào đời.
Mẹ đã biết chưa?
Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu có nguy hiểm cho mẹ và bé không?
Mẹ nên làm gì để vực dậy sau khi mất con do sảy thai lưu thai?
Mẹ có thể nhận biết thai lưu từ những dấu hiệu bất thường nào sau:
- Xuất hiện máu và dịch ở âm đạo.
- Đau lưng và đau bụng.
- Không cảm nhận được các cử động của con.
- Kèm theo các triệu chứng: nôn, chóng mặt, chán ăn,…
Nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu trên, mẹ bầu nên đến bác sĩ chuyên khoa siêu âm thăm dò để cho kết quả chính xác nhất.
Nguyên nhân bị thai lưu nhiều lần
Thai lưu có thể có nguyên nhân và không xác định được nguyên nhân. Khoảng 25% – 50% thai lưu không thể xác định nguyên nhân chính xác. Còn lại hầu như thai lưu đều đến từ nguyên nhân của mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân từ mẹ
- Phôi thai không bình thường.
- Tử cung của mẹ không chắc chắn, dị dạng bẩm sinh.
- Mẹ mắc hội chứng antiphospholipid. Hội chứng này khiến mẹ có nguy cơ sảy thai lưu lớn hơn 3 lần. Đây là hội chứng kháng thể kháng phospholipid. Phospholipid là một chất rất quan trọng cấu tạo nên thành tế bào. Tuy nhiên, các kháng thể trong hệ miễn dịch của mẹ lại nhận định đây là kháng thể bất lợi cho cơ thể. Tình trạng này sẽ rất nguy hiểm cho mẹ bầu.
- Nhiễm độc thai nghén cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thai lưu. Tình trạng này có thể là do mẹ đã bị nhiễm ký sinh trùng: sốt rét, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, virut, máu đông,…
- Rối loạn nhiễm sắc thể ở cả bố và mẹ khiến thai nhi không thể nhận được oxy dẫn đến tình trạng thai lưu trong bụng mẹ.
Mẹ mắc các bệnh về thận, đái tháo đường. - Mẹ tiếp xúc với hóa chất: thuốc nhuộm tóc, thuốc tẩy tóc,…thuốc trừ sâu,…
- Nước ối quá nhiều khiến con bị ngạt.
- Dây rốn bị quấn khiến mẹ không cung cấp dưỡng chất cho con.
Nguyên nhân từ thai nhi
- Suy dinh dưỡng ở thai nhi.
- Thai nhi bị dị dạng.
- Bánh rau thai bị xơ hóa do mẹ không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho con.
Những ai thường gặp hiện tượng thai lưu?
Thai lưu là một vấn đề mà bất kì mẹ bầu nào cũng có thể gặp trong thai kì của mình. Nguy cơ thai lưu và thai lưu nhiều lần sẽ cao hơn nếu mẹ:
- Mang thai khi chưa đủ 18 tuổi, lúc này cơ thể chưa phát triển toàn diện để có thể mang thai. Hoặc mẹ mang thai quá muộn, trên 40 tuổi.
- Song thai hoặc đa thai.
- Sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, ma túy,…
- Có tiền sử bệnh nền nặng.
Biện pháp giữ thai an toàn
Thai lưu sẽ gây ra nhiều biến chứng cho mẹ ở những lần mang thai sau, đặc biệt là thai lưu nhiều lần. Các mẹ nên nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ các biện pháp an toàn trước và trong thai kì để đảm bảo có một chu kì thai khỏe mạnh.
Trước khi mang thai
Khám sức khỏe sinh sản trước khi mang thai: Mẹ nên làm các xét nghiệm, đặc biệt là là xét nghiệm antiphospholipid. Mục đích là để có thể phát hiện các bệnh nguy hiểm có thể gây nguy cơ thai lưu.
- Nếu có các bệnh nền nặng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều trị bệnh.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng: sắt, canxi, magie, vitamin, chất béo,…
- Nếu đang thừa cân, mẹ hãy cố gắng giảm cân để có thai kỳ khỏe mạnh.
Có nên uống thuốc nội tiết trước khi có thai?
Câu hỏi từ bạn đọc: “Chào chuyên gia, tôi năm nay 26 tuổi, chưa mang thai lần nào và có kế hoạch mang thai trong thời gian sắp tới. Vậy tôi có nên uống thuốc nội tiết để tăng khả năng mang thai không? Cảm ơn chuyên gia.”
Câu trả lời: “Không phải ai cũng cần sử dụng thuốc nội tiết trước khi mang thai. Các trường hợp nên cân nhắc uống thuốc nội tiết trước khi mang thai thường là các chị em có tiền sử sảy thai, thai lưu liên tiếp nhiều lần( > 3 lần), chị em bị đa nang buồng trứng. Thai lưu nhiều lần tiêm nội tiết và sử dụng thuốc nội tiết ở những trường hợp này có thể cho cơ hội đậu thai là 60%, nhưng nếu bị thiểu năng hoàng thể thai kỳ thì tác dụng của thuốc nội tiết là không đáng kể.
Theo estrogen.vn
Mẹ đã biết chưa?
Trong khi mang thai
- Khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ. Theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ, các chỉ số phát triển của con, bác sĩ có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu không tốt.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống sữa dành cho mẹ bầu, ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nước ép. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có thể xây dựng cho mình bữa ăn đa dạng, đầy đủ chất và không bị ngán.
- Không sử dụng các chất kích thích.
- Không mang giày cao gót.
- Đeo khẩu trang ở nơi đông người để tránh các bệnh truyền nhiễm.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, nhất là các bài tập yoga.
Nguyên nhân bị thai lưu nhiều lần có cả yếu tố khách quan và chủ quan. Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, thể chất khỏe mạnh.
Chúc các mẹ sẽ sinh được những cục cưng thật kháu khỉnh và đáng yêu nhé!
Xem thêm:
- 5 dấu hiệu thai chết lưu mẹ bầu cần lưu ý và biện pháp hạn chế
- Thai lưu thường ở tháng thứ mấy? Mẹ nên làm gì khi bị thai lưu?
- Có thai lại sau thai lưu 1 tháng có nguy hiểm không, mẹ bầu nên làm gì để thai phát triển khỏe mạnh?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!