Thai lưu có ra máu không? Điều này còn phụ thuộc vào đặc điểm thể trạng sức khỏe của từng mẹ bầu. Do đó, bạn cần kết hợp theo dõi cả các dấu hiệu khác.
Thai lưu có ra máu không?
Hiện tượng ra máu khi mang thai có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Đôi khi, đây là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng, một trong số đó là tình trạng thai lưu (thai chết trước khi sinh từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi). Ra máu nhiều và bất thường. Đây chính là dấu hiệu báo sảy thai (3 tháng đầu). sinh non hoặc thai lưu.
Lượng máu chảy ra ở âm đạo thường có máu màu hồng nhạt, màu nâu hoặc nâu đậm, lượng ít hoặc nhiều tùy vào từng người nhưng cũng có trường hợp thai lưu không ra máu.
Nếu phát hiện bị ra máu khi mang thai, mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi số lượng máu thấm qua băng vệ sinh để có thể biết lượng lượng máu ra ở âm đạo là bao nhiêu, nhiều hay ít, màu sắc như thế nào để nắm rõ triệu chứng.
Thai lưu có ra máu không – Mẹ bầu cần theo dõi những dấu hiệu khác
Dấu hiệu thai lưu thường không rõ ràng ở giai đoạn sớm. Ở mỗi giai đoạn mang thai lại có những dấu hiệu khác nhau. Cụ thể như sau:
Trường hợp thai chết lưu dưới 20 tuần
Giai đoạn này sẽ khó phát hiện hơn bởi các dấu hiệu không rõ rệt, chủ yếu là ra một ít máu ở âm đạo, máu màu hồng nhạt, màu nâu hoặc nâu đậm hay thậm chí không ra máu. Các dấu hiệu thai nghén giảm đi, me bầu không còn cảm giác căng tức bầu ngực hay thấy bụng to lên nữa.
Trường hợp thai chết lưu ở tuần thứ 20 trở đi
Ở thời điểm này, các triệu chứng đã trở nên rõ ràng hơn. Bạn có thể nhận thấy thai đã ngừng phát triển thông qua các biểu hiện như không thấy thai đạp nữa, bụng không lớn mà nhỏ dần đi, ra máu đen âm đạo, bầu ngực có thể tiết sữa non,…
Sau khi đã nắm rõ tình trạng ra máu khi mang thai của mình cùng các dấu hiệu khác, thai phụ cần đến bệnh viện để thăm khám, tìm ra nguyên nhân để có những biện pháp khắc phục kịp và điều trị kịp thời.
Các bác sĩ sản khoa cho biết, “Nếu thai nhỏ, người mẹ thường rất khó nhận biết thai lưu và trong giai đoạn đầu, thai phụ có thể không thấy triệu chứng bất thường. Một số thai phụ vẫn thấy triệu chứng nghén như bình thường.
Khi thai lưu một thời gian, thông thường người mẹ sẽ có triệu chứng như ra huyết, đau bụng vùng dưới rốn. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ thấy tử cung nhỏ dần không tương xứng với tuổi thai. Khi đó, nếu sản phụ được siêu âm sẽ thấy không có hoạt động tim thai”.
Mẹ bầu cần làm gì khi thấy hiện tượng ra máu trong thai kỳ
Mang tâm lý của một người sắp làm mẹ và mình đang bị ra máu, chắc hẳn rằng mẹ bầu nào cũng lo lắng. Nếu ra máu không bình thường thì đây là một dấu hiệu thai nhi gửi đến cho mẹ để báo động sức khỏe của mình. Vì vậy, bà bầu cần phải cảnh giác, quan tâm đến thai nhi, nắm bắt các biểu hiện của thai nhi để kịp thời ứng phó. Sau đó nhanh chóng liên hệ người thân đưa đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.
Làm thế nào để phòng tránh thai lưu cho mẹ bầu trong lần mang thai kế tiếp?
Khi đã được chẩn đoán xác định là mang thai lưu, thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định cho thai ra bằng các phương pháp nạo hút thai, gắp thai, gây sảy thai, gây chuyển dạ tùy theo tuổi thai. Đồng thời, bà bầu được chú ý điều trị chống rối loạn đông máu và chống nhiễm trùng.
Để chuẩn bị cho lần mang thai sau, cả hai vợ chồng nên khám tổng quát, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất gồm tinh bột, đạm, chất béo và vitamin cần thiết. Đồng thời, người phụ nữ nên bổ sung axit folic, tăng cường rèn luyện sức khỏe để có một thai kỳ tiếp theo an toàn hơn. Đến khi đã có thai, thai phụ nên đi khám thai sớm và định kỳ ở những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ, đưa ra những lời khuyên đúng đắn.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!