Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu mang thai luôn là vấn đề giành được nhiều sự quan tâm của mẹ bầu. Bởi thai nhi phát triển khỏe mạnh luôn là điều mà bất kỳ bậc làm cha me nào cũng mong muốn.
Tuy nhiên, một số mẹ bầu sẽ gặp trường hợp không may xảy ra trong thai kỳ như thai ngừng phát triển giữa chừng, còn gọi là thai lưu.
Trong khi đó, dấu hiệu thai lưu thường khó cảm nhận được ở giai đoạn sớm. Vậy làm sao để bạn đoán biết dấu hiệu của tình trạng nguy hiểm này sớm nhất?
Thai lưu là gì?
Thai lưu là tình trạng thai đã chết trước hoặc trong khi sinh. Cả hai trường hợp thai lưu và sẩy thai đều là thai đã mất. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa chúng chính là thời điểm xảy ra sự cố.
Với sẩy thai, em bé sẽ mất trước tuần 20 của thai kỳ. Thai lưu là hiện tượng mất con sau 20 tuần mang thai.
Tùy theo thời điểm xảy ra biến cố, thai lưu sẽ được phân loại cơ bản như sau:
- Tình trạng thai lưu sớm: Biến cố xảy ra từ tuần 20 đến 27 của thai kỳ.
- Thai lưu muộn: Biến cố xảy ra từ tuần 28 đến 36 của thai kỳ.
- Thai kỳ hạn: Biến cố xảy ra giữa tuần 37 hoặc trễ hơn.
Dấu hiệu thai lưu
Khi dự định có con hoặc đang mang thai, việc trang bị cho mình kiến thức sức khỏe là điều vô cùng quan trọng. Bởi chúng sẽ là hành trang giúp bạn có được hành trình làm mẹ “dễ thở” hơn đôi chút.
Tương tự như thế, những dấu hiệu thai lưu dưới đây sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh được những tình huống đáng tiếc xảy ra.
Chuyển động thai bất ổn
Thai nhi chuyển động khác thường cũng là một trong những dấu hiệu thai chết lưu mẹ nên đặc biệt chú ý. Nếu nằm nghiêng trong một thời gian, bạn vẫn không cảm nhận được thai máy hoặc bất kỳ sự chuyển động nào từ bé yêu, bạn nên nhanh chóng khám bác sĩ.
Bởi đây có thể là dấu hiệu bé cưng đang gặp các vấn đề về sức khỏe, thậm chí là ngừng hẳn hoạt động sống.
Tử cung không tiếp tục nở rộng
Như các mẹ đã biết, tử cung của phái đẹp sẽ nở rộng theo tốc độ phát triển của thai nhi. Khi sự phát triển này không đuổi kịp thai nhi thì có khả năng quá trình mang thai đang có điều bất ổn, nên được điều trị càng sớm càng tốt.
Bởi trong trường hợp thai không còn sống thì tử cũng sẽ vì thế mà không tiếp tục nở rộng.
Không nghe tim thai
Bất kỳ khi nào khám thai, mẹ đều được các bác sĩ cho nghe nhịp tim của con yêu trong bụng. Điều này không chỉ giúp mẹ cảm nhận được sự tồn tại của các thiên thần nhỏ mà còn báo hiệu tình trạng sức khỏe của trẻ.
Nếu không nghe tim thai, đây rất có thể là dấu hiệu thai đã ngừng phát triển, thậm chí là thai đã chết lưu.
Vỡ ối sớm
Nếu nước ối bị rỉ từ âm đạo hay vỡ nước ối mà mẹ vẫn chuyển dạ, đây rất có thể là dấu hiệu thai chết lưu.
Tình trạng này cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu do vi khuẩn có khả năng đã xâm nhập vào dạ con và buồng ối.
Không tăng kích thước bụng
Tương tự như tử cung, kích thước vùng bụng của mẹ sẽ tăng theo sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu chu vi vòng 2 không phát triển hoặc giảm dần kích thước, lúc này khả năng thai lưu là rất cao.
Cần làm gì khi thấy dấu hiệu thai lưu?
Khi nhận thấy những dấu hiệu thai lưu đã nêu ở trên, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để chuẩn đoán và có biện pháp can thiện kịp thời.
Nếu thai nhi đã chết lưu, bạn sẽ được tư vấn lấy thai ra sớm. Bởi nếu để lâu trong tử cung, mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn máu đông, thậm chí là nhiễm trùng huyết.
Tùy theo tình trạng của mỗi mẹ bầu, bác sĩ sẽ lấy thai theo phương pháp chuyển dạ tự nhiên hay chuyển dạ bằng thuốc. Điều quan trọng là mẹ nên giữ bình tĩnh hết sức có thể, tránh đau buồn. Đồng thời dành nhiều thời gian chăm sóc cho bản thân để cơ thể phục hồi sau khi loại bỏ thai.
Khi mang bầu, dấu hiệu thai lưu là điều mà bất cứ người mẹ nào cũng nên biết. Để từ đó, bạn sẽ có cách phòng tránh hay xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và các thiên thần nhỏ trong giai đoạn này nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!