Người lúc nóng lúc lạnh khi mang thai không bao giờ là điều bình thường. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này, bạn có thể đang mắc phải một căn bệnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị lúc nóng lúc lạnh khi mang thai
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Đến 10% các bà mẹ tương lai sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) tại một số thời điểm trong khi mang thai. Hệ thống đường tiết niệu của bạn bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận của bạn. Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống này và phát triển.
Hầu hết trường hợp bị bệnh đều là nhiễm trùng bàng quang. Nó không nghiêm trọng nếu được điều trị bằng kháng sinh và uống nhiều nước. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng bàng quang có thể di chuyển đến thận và gây ra một loạt các biến chứng. Bao gồm sinh non, em bé nhẹ cân và nhiễm trùng huyết.
Cúm gây ra cảm giác lúc nóng lúc lạnh khi mang thai
Bạn có thể sốt, ớn lạnh, đau nhức, ho, buồn nôn và ói mửa do bệnh cúm. Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cúm cao hơn và bị bệnh nặng hơn. Vì đó là khi hệ thống miễn dịch của bạn bị ức chế.
Làm thế nào để biết đó là cúm hay chỉ là cảm lạnh? Cúm xuất hiện nhanh chóng và triệu chứng nghiêm trọng hơn cảm lạnh. Nếu bà bầu bị cúm, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc an toàn.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên (hay còn gọi là cảm lạnh thông thường)
Tất cả chúng ta đều bị nhiễm virus này ở đường hô hấp trên, bao gồm xoang, đường mũi, hầu họng và thanh quản. Bạn có thể có các triệu chứng như bệnh cúm, ví dụ sổ mũi, đau họng, ho và khó thở. Nhiễm trùng đường hô hấp trên không nghiêm trọng như cúm và thường tự khỏi. Các triệu chứng thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày, và bạn có thể điều trị chúng tại nhà.
Người lúc nóng lúc lạnh vì virus đường tiêu hóa
Tiêu chảy và ói mửa có thể khiến bạn mất nước, gây co thắt thậm chí sinh non. Các tác dụng phụ tiềm ẩn khác bao gồm hạ huyết áp, chóng mặt, ngất. Trường hợp nghiêm trọng nhất, bạn có thể mất cân bằng điện giải.
Bạn hãy khám bác sĩ ngay lập tức nếu luôn nôn ra chất lỏng trong 24 giờ, nôn ra máu, mất nước (ít hoặc không có nước tiểu, khô miệng, khát nước quá mức, chóng mặt), phân có máu, sốt trên 38 độ C.
Nguyên nhân nghiêm trọng hơn của vấn đề sốt, ớt lạnh ở bà bầu
Trong một số ít trường hợp, sốt, ớn lạnh và đau có liên quan đến các tình trạng y tế chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Dưới đây là các triệu chứng cần chú ý:
Viêm màng não
Ngoài sốt cao và ớn lạnh, nhiễm trùng vi khuẩn này có thể gây ra đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, tử cung mềm và tiết dịch âm đạo bất thường. Nếu viêm màng não nghiêm trọng hoặc không được điều trị, mẹ có thể bị nhiễm trùng vùng chậu và bụng, viêm nội mạc tử cung và cục máu đông. Em bé có thể bị biến chứng bao gồm nhiễm trùng huyết, viêm màng não và các vấn đề về hô hấp.
Sảy thai nhiễm khuẩn
Sảy thai nhiễm khuẩn là khi “tử cung và bên trong bị nhiễm trùng do sẩy thai hoặc phá thai bằng phẫu thuật hoặc thuốc”. Nó xảy ra trong ba tháng đầu tiên. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, ớn lạnh, đau bụng dữ dội hoặc chuột rút, chảy máu âm đạo và tiết dịch, đau lưng.
Listeriosis gây ra cảm giác lúc nóng lúc lạnh khi mang thai
Đây là một bệnh nhiễm trùng do ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng ban đầu của listeria có thể bao gồm sốt, đau cơ, buồn nôn và tiêu chảy.
Không phải tất cả các em bé có mẹ bị nhiễm bệnh đều có vấn đề. Nhưng trong một số trường hợp, bệnh listeriosis không được điều trị có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh hoặc thậm chí là thai chết lưu.
Bệnh thứ năm (Parvovirus B19)
Bệnh thứ năm là một bệnh phổ biến ở trẻ em. Vì vậy nhiều người lớn đã miễn dịch với nó. Triệu chứng phổ biến nhất ở người lớn là đau khớp và đau nhức có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần.
Ít hơn 5% phụ nữ mang thai bị nhiễm parvovirus B19. Loại virus này có thể khiến phụ nữ bị sảy thai hoặc em bé bị thiếu máu nặng.
Trên đây là 8 nguyên nhân có thể khiến bạn bị người lúc nóng lúc lạnh khi mang thai. Các bệnh này dều có thể gây nguy hiểm cho em bé. Vì vậy, chỉ cần thấy bị sốt và ớn lạnh, hãy đến khám bác sĩ ngay!
Theo parents
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!