Người Đức dạy con tự kiểm soát bản thân như thế nào mà có thể khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ? Tự kiểm soát bản thân là một kỹ năng vô cùng cần thiết trong thời đại ngày nay. Mỗi gia đình sẽ có những cách rất riêng dạy cho con khác nhau, tuy nhiên ít gia đình Việt Nam dạy con kĩ năng này. Người Đức dạy con kiểm soát bản thân theo cách rất văn minh, họ không ép buộc con cái vào khuôn khổ mà để con tư duy độc lập.
- Kỹ năng kiểm soát bản thân quan trọng như thế nào?
- Cách người Đức dạy con tự kiểm soát bản thân
- Kết luận
Xây dựng khả năng tự kiểm soát bản thân có thể là một sự thử thách. Tuy nhiên, điều này có thể tạo nên thay đổi tích cực trong cuộc sống của con trẻ sau này. Đa số mọi người thường bỏ qua và không nghĩ đến lợi ích của việc kiểm soát bản thân mang lại. Thực tế, kiểm soát bản thân có thể được cải thiện. Việc tự kiểm soát không phải là một đặc điểm mà chúng ta có hoặc không có, nhưng tất cả chúng ta đều có thể cải thiện nó ở bất cứ giai đoạn nào trong đời. Đối với trẻ em, cần chia ra nhiều nhóm tuổi để có cách giáo dục thích hợp và hiệu quả nhất, cụ thể: Dưới 2 tuổi, từ 3 – 5 tuổi, từ 6 – 9 tuổi, từ 10 – 12 tuổi và từ 13 – 17 tuổi. Sau đây là chi tiết cách người Đức dạy con tự kiểm soát bản thân mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng và đạt hiệu quả cao:
Kỹ năng kiểm soát bản thân quan trọng như thế nào?
Kiểm soát bản thân là gì? Kiểm soát bản thân là một kỹ năng giúp nâng cao khả năng làm chủ hành động, tư tưởng. Kỹ năng này giúp người ta đưa ra các hướng giải quyết vấn đề tốt hơn trong cuộc sống. Dạy cho trẻ cách kiểm soát bản thân cũng là một cách để rèn luyện tính kỷ luật ngay từ khi còn nhỏ, hạn chế việc trẻ khóc nhè, quấy phá khi mong muốn một điều gì đó mà người lớn không cho phép. Vì những hành vu đó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như ăn kem quá nhiều, không chịu ăn cơm, khóc thét ở nơi công cộng…
Kỹ năng kiểm soát bản thân quan trọng như thế nào?
Tự kiểm soát được bản thân không phải chỉ khi lớn lên, có nhiều trải nghiệm mới hình thành mà ngay từ khi con còn bé cha mẹ cũng có thể dạy con điều này. Thông qua việc học để kiểm soát bản thân, trẻ còn có thể tự đưa ra các quyết định sao cho phù hợp với mình trong cuộc sống hằng ngày. Điều này rèn luyện cho trẻ cách phản ứng và đối diện với các tình huống có thể xảy ra.
Bạn có thể chưa biết:
Dạy con tự kiểm soát cảm xúc và xử lý sự hung hãn của con
10 cách để kiểm soát không la mắng con (kỹ thuật làm dịu bản thân)
Cách người Đức dạy con tự kiểm soát bản thân
Cách dạy trẻ tự kiểm soát bản thân? Người Đức dạy con tự kiểm soát bản thân theo một cách rất riêng và văn minh. Thay vì kiểm soát mọi thứ và hướng con đi vào một khuôn khổ nhất định, người Đức cho con mình một không gian để tư duy độc, trao quyền làm chủ cho chính bản thân con. Có thể thấy rõ cách người Đức dạy con tự kiểm soát bản thân thông qua ba phương diện nổi bật sau:
-
Người Đức dạy con tự kiểm soát bản thân bằng cách cho con được tự lập từ nhỏ
Người Đức sẽ không kèm cặp trẻ quá nhiều mà sẽ để con tự khám phá thế giới xung quanh, tạo sự chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Họ cho con mình tự đi học, tự bắt tàu điện ngầm vì họ tin tưởng con mình có khả năng quyết định những việc đó khi còn bé. Những đứa trẻ có thể tự đi ngủ mỗi ngày mà không cần mẹ ru; tự làm vệ sinh cá nhân sau khi đã được cha mẹ hướng dẫn.
Cho con tự lập trong việc thể hiện quan điểm cá nhân như mỗi khi con nói “không” để từ chối việc gì đó. Cha mẹ sẽ lắng nghe và quan sát đến khi con bình tĩnh lại và thoải mái chia sẻ quan điểm của mình.
Cho con tự lập từ nhỏ
-
Xây dựng khái niệm quản lý tiền bạc ngay từ khi còn bé
Dù Đức là một đất nước phát triển với chất lượng cuộc sống khá cao nhưng không vì thế mà các bậc phụ huynh cho phép con mình tiêu xài phung phí. Tuy nhiên họ cũng không cấm cản hay dấu diếm về tiền bạc mà dạy cho con cách dùng tiền. Trao cho con các cơ hội để được thử kiếm ra tiền như bán đồ cũ tại hội chợ, làm việc nhà để kiếm tiền tiêu vặt. Từ đó xây dựng cho con hiểu được giá trị của sức lao động cũng như cách tiêu tiền hợp lý.
Xây dựng khái niệm quản lý tiền bạc ngay từ khi còn bé
-
Cho con tự giải quyết các xung đột xung quanh mình
Mỗi một tình huống xảy ra trong cuộc sống đều mang lại một bài học quý báu. Vậy nên cha mẹ người Đức thường để con tự giải quyết các mâu thuẫn xảy ra sau khi đã nói cho con biết về hậu quả cũng như các lựa chọn phù hợp. Qua đó trẻ sẽ học được các quy tắc ứng xử trong xã hội.
Cho con tự giải quyết các xung đột xung quanh mình
Cho trẻ học cách kiểm soát bản thân: Việc tự giải quyết các mâu thuẫn cũng là một cách cho trẻ trải nghiệm được nhiều khía cạnh khác nhau. Trẻ có thể kiểm soát được cơn nóng giận, lựa chọn ngôn từ phù hợp với từng hoàn cảnh. Tốt hơn nữa là trẻ biết tìm đến người lớn hoặc bạn bè để có được lời khuyên giải quyết vấn đề hiện tại một cách tốt nhất. Qua đó tích lũy cho bản thân một tầng kinh nghiệm sống và chọn ra được cho mình bộ quy tắc riêng để giải quyết những vấn đề cụ thể.
Bạn có thể chưa biết:
62 Quy tắc nuôi dạy con của người Đức – thành người hữu dụng, trách nhiệm và kỷ luật
Xem ngay bí quyết dạy trẻ em của người Đức giúp con giỏi giang và tự lập tốt trong cuộc sống
Kết luận
Cha mẹ thường rất lo lắng cho con cái nên có sự quan tâm và kèm cặp vì sợ con sẽ hư hoặc chịu tổn thương là điều vô cùng dễ hiểu. Tuy nhiên vẫn nên cho trẻ một không gian riêng để tự do phát triển của mình. Bố mẹ hãy dạy trẻ những điều cơ bản trong cuộc sống như khái niệm về tiền bạc; cách tự giải quyết vấn đề của bản thân; rèn tính độc lập sẽ giúp con tự kiểm soát bản thân tốt hơn. Nhờ đó mà trẻ trưởng thành một cách thoải mái, tiến bộ và không quá bỡ ngỡ trong tương lai.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!