Nghén ngủ là trai hay gái? Đến thời điểm này, không có cơ sở khoa học nào khẳng định rằng việc bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái. Bởi giới tính của thai nhi được xác định rõ ràng hơn trong tuần 12 đến 16 của thai kỳ.
Nội dung bài viết:
- Hiện tượng ốm nghén
- Nghén ngủ là trai hay gái
- Hiện tượng nghén ngủ ảnh hưởng thế nào đến mẹ
- Cách khắc phục tình trạng nghén ngủ ở mẹ bầu
- Mẹ bị mất ngủ phải làm sao?
Tìm hiểu về hiện tượng ốm nghén
Khi mang thai, hiện tượng nghén ngủ hay còn gọi là ngủ liên tục được xem là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu chỉ xuất hiện một mình dấu hiệu này thì chưa thể khẳng định là bạn đã có em bé.
Nghén ngủ là một trong những triệu chứng của có thai
Nếu thấy cơ thể xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác như:
- Ra máu báo
- Ốm nghén
- Nhiệt độ cơ thể tăng… thì mới có thể xem đó là dấu hiệu mang thai sớm
Tình trạng nghén ngủ diễn ra nhiều nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do hormone progesterone sản sinh ra nhiều trong quá trình mang thai. Hormone này tác động đến benzodiazepine sau đó kích thích sản xuất các thụ thể GABA. Progesterone đóng vai trò như chất chủ vận GABA giúp làm dịu não bộ và phục hồi giấc ngủ.
Tuy nhiên, progesterone cũng là nguyên nhân gây nên những triệu chứng làm phá vỡ giấc ngủ của mẹ bầu vào ban đêm. Khiến cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi. Kết quả là bạn sẽ buồn ngủ hơn vào ban ngày để đáp ứng nhu cầu.
Bạn có thể chưa biết:
Băn khoăn quá! Nhịp tim thai 148 phút là trai hay gái vậy mẹ ơi?
Nghén ngủ là trai hay gái?
Có rất nhiều người cho rằng nghén ngủ là dấu hiệu cho biết giới tính của thai nhi được hình thành trong bụng mẹ. Một số ý kiến cho rằng, bà bầu nghén ngủ sẽ sinh con gái. Bởi thai nhi không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể của người mẹ, giúp mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn.
Còn những quan niệm bà bầu buồn ngủ nhiều là dấu hiệu thai nhi là con trai vì tình trạng này làm bà bầu cảm thấy mệt mỏi hơn và bị thức giấc vào ban đêm.
Vậy, mẹ bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái? Đến thời điểm này, không có cơ sở khoa học nào khẳng định rằng việc bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái. Bởi giới tính của thai nhi được xác định rõ ràng hơn trong tuần 12 đến 16 của thai kỳ.
Nghén ngủ có ảnh hưởng gì đến mẹ?
Thực chất, nghén ngủ có mặt lợi là giúp người mẹ có thời gian được nghỉ ngơi. Hỗ trợ việc ăn tốt hơn và giúp người mẹ dễ tăng cân. Song, chúng chỉ thật sự tốt nếu bà bầu ngủ vừa phải. Chứ không phải là tình trạng ngủ li bì.
Nghén ngủ khiến mẹ bầu gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe
- Gây xơ cứng, dễ gãy xương: Người mẹ sẽ phải nằm một chỗ quá lâu nếu ngủ nhiều. Dẫn đến thói quen lười vận động gây xơ cứng, dễ gãy xương.
- Suy giảm tinh thần: Bà bầu ngủ quá nhiều, ít vận động. Từ đó dẫn đến cơ thể kém linh hoạt. Tinh thần không được minh mẫn. Dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Thói quen lười vận động là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Người mẹ không vận động hoặc vận động ít trong thời gian mang thai có thể gặp khó khăn trong quá trình vượt cạn. Mẹ sẽ không đủ sức để chịu đựng những cơn đau nếu sinh thường.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh huyết tĩnh mạch: Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu người mẹ nằm trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết tĩnh mạch. Nặng hơn là gây thuyên tắc phổi khi các khối tĩnh mạch ở chân di chuyển lên phổi. Khi đó, người mẹ sẽ có các biểu hiện như thở dốc, khó thở, tim đập nhanh, môi, đầu ngón tay bị tím tái, ngất xỉu.
Phải làm gì để khắc phục tình trạng nghén ngủ ở mẹ bầu?
Nghén ngủ tuy là triệu chứng hết sức bình thường. Nhưng nếu như phụ nữ bị nghén ngủ quá mức thì rất có hại cho sức khỏe. Vậy nên, vì tương lai của cả mẹ và con, mẹ bầu hãy để ý về sức khỏe hơn nhé.
Ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học và vận động vừa phải là cách để trị nghén ngủ
- Sắp xếp chế độ ăn uống hợp lí: Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của bạn.
- Ngủ nghỉ đúng giờ giấc: Mẹ bầu nên sắp xếp, cân đối lại thời gian ngủ của mình. Buổi tối có thể đi ngủ sớm hơn. Tranh thủ ngủ vào giờ nghỉ trưa hoặc giờ giải lao.
- Không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ: Đảm bảo được giấc ngủ ngon hơn, ban đêm sẽ không phải dậy đi vệ sinh quá nhiều lần.
- Chăm chỉ uống các loại nước có thể giúp tinh thần tỉnh táo: Nếu như mẹ quá mệt vì nghén ngủ thì có thể sử dụng nước trà gừng hay là nước chanh muối để có thể tỉnh táo hơn trong giờ làm việc.
Bạn có thể chưa biết:
Chửa bụng dưới sinh con trai hay gái? Nhìn dáng bụng bầu để đoán giới tính có chính xác không?
Mẹ bị mất ngủ khi mang thai phải làm sao?
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang khuyên mẹ bầu các biện pháp cải thiện giấc ngủ như sau:
- Không ăn uống sát giờ đi ngủ, không ăn quá no, uống quá nhiều nước. Thời gian gian ăn uống nên cách giờ đi ngủ 2-3 tiếng
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nên tăng cường cung cấp thực phẩm giàu vitamin V, chất xơ; hạn chế thực phẩm ngọt, đồ ăn có hại
- Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ
- Nằm nghiêng bên trái: Đây là tư thế ngủ tốt nhất cho phụ nữ mang thai
- Xây dựng và duy trì thói quen ngủ, thức đúng giờ để giảm rối loạn giấc ngủ
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, đều đặn trong ngày, massage thư giãn, ngâm chân nước ấm trước khi ngủ
- Không nên ngủ nhiều vào ban ngày, như vậy sẽ gây khó ngủ vào ban đêm
- Chỗ ngủ cần sạch sẽ, thông thoáng, có nhiệt độ thích hợp…
Lời kết
Mẹ bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái? Xin khẳng định lại lần nữa là đến thời điểm này, chưa có bằng chứng khoa học nào trả lời được vấn đề này. Chỉ có điều, khi thai nhi được 12, 13 tuần, bằng phương pháp siêu âm, mẹ có thể biết được giới tính của con. Trong thời gian đó, hãy giữ sức khỏe thật cẩn thận nhé.
Nguồn tham khảo: Cải thiện chứng mất ngủ ở bà bầu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!