Cho sản phụ nghe nhạc khi sinh mổ là một trải nghiệm khá mới mẻ và đầy bất ngờ với các sản phụ đến Bệnh viện Từ Dũ sinh con bằng phương pháp mổ.
Bệnh Viện Từ Dũ triển khai chương trình nghe nhạc khi sinh mổ
Ngày 6.11, lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM cho biết bệnh viện bắt đầu triển khai chương trình nghe nhạc khi sinh mổ. Theo đó, những sản phụ sinh con bằng phương pháp gây tê đẻ mổ, bệnh viện sẽ cho sản phụ phụ trải nghiệm nghe nhạc bằng cách đeo tai phone. Đó là các bản nhạc hòa tấu êm dịu.
Hiện nay Bệnh viện Từ Dũ đã có 5 phòng mổ được trang bị tai nghe cho sản phụ khi
phẫu thuật. Dự kiến sẽ có 15 tai nghe được trang bị. Sản phụ được tư vấn về việc sử dụng tai nghe nhạc khi mổ gây tê với các ích lợi của nó.
Tác dụng của việc cho sản phụ nghe nhạc khi đẻ mổ
Theo lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ, việc cho sản phụ nghe nhạc qua tai phone để lắng dịu tâm hồn, làm giảm đi lo âu trong lúc phẫu thuật, vì tâm trạng bất an có thể làm sản phụ tăng
huyết áp, tăng nhịp tim… Đây là một trong những cải tiến mới nhằm đem đến trải nghiệm êm ái cho sản phụ sinh mổ tại Bệnh viện Từ Dũ. Việc cho thai phụ sinh con nghe nhạc thay vì nghe tiếng loảng xoảng của dụng cụ phẫu thuật, nghe tiếng tít tít của máy móc… là điều khá bất ngờ với các sản phụ.
Khi con khóc chào đời, tai nghe được tháo ra để mẹ nghe thấy tiếng khóc con, biết con khỏe mạnh. Sau đó, khi đang được da kề da, nhạc sẽ lại ngân nga để mẹ an tâm qua hết cuộc mổ.
Có thể yêu cầu sinh mổ không?
Một số phụ nữ có thể yêu cầu sinh mổ ngay cả khi vẫn có khả năng sinh thường. Quyết định này nên được cân nhắc cẩn thận và thảo luận với bác sĩ bởi khi phẫu thuật có thể xảy ra những rủi ro và biến chứng không mong đợi. Khi lựa chọn sinh mổ, thời gian hồi phục cũng lâu hơn so với sinh thường. Ngoài ra, phụ nữ sinh mổ càng nhiều, nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng tới việc mang thai trong tương lai càng cao. Đây sẽ không phải là một lựa chọn tốt cho những phụ nữ muốn có nhiều con.
Cần chuẩn bị những gì trước khi sinh mổ?
Trước khi bắt đầu phẫu thuật sinh mổ, y tá sẽ đặt một đường truyền vào trong tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay để truyền thuốc hoặc nước khi phẫu thuật. Trong quá trình sinh mổ, bác sĩ sẽ rạch một vết xuống vùng bụng dưới. Vì vậy, các bà bầu cần vệ sinh sạch sẽ vùng dưới của mình để tránh bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đặt một ống thông vào niệu đạo để dẫn lưu bàng quang của bạn. Thủ thuật này giúp làm trống bàng quang và làm giảm nguy cơ bị thương trong quá trình phẫu thuật.
Những mong đợi sau sinh mổ
Nếu sản phụ tỉnh táo trong quá trình phẫu thuật thì có thể bế con ngay lập tức sau khi kết thúc cuộc “vượt cạn”. Sau đó, người mẹ sẽ được đưa đến phòng hồi sức. Tại đây, bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi huyết áp, nhịp tim, hơi thở, lượng máu và khu vực bụng vừa phẫu thuật. Rất nhiều người lo lắng liệu có thể cho con bú sau khi sinh mổ không. Thực chất, việc sinh mổ không ảnh hưởng nhiều đến việc cho con bú, vì vậy bà mẹ có thể yên tâm và bắt đầu cho con bú sớm nhất có thể.
Ngay sau khi phẫu thuật, ống thông được lấy ra khỏi bàng quang. Trong những ngày đầu tiên sau khi mổ, vết mổ bụng sẽ bị đau, vì vậy bác sĩ sẽ kê một toa thuốc giảm đau cho bạn uống sau khi thuốc gây mê hết tác dụng.
Thời gian nằm viện sau khi sinh mổ thường là 2-4 ngày để cơ thể dần hồi phục. Khi về nhà, cần chăm sóc đặc biệt cho bản thân và hạn chế các hoạt động.
Để ngăn ngừa nhiễm trùng, trong một vài tuần sau khi sinh mổ, bà mẹ không nên đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo hoặc quan hệ tình dục. Dành thời gian để chữa lành vết mổ trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động mạnh nào. Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bị sốt, chảy máu nhiều hoặc cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!