Móng chân mọc đâm vào thịt phải làm sao là thắc mắc của nhiều người khi móng chân mọc đâm vào thịt. Bạn nên thực hiện các cách giảm đau trước khi vết sưng ngày càng lớn, mủ chảy ra nhiều hơn.
- Móng chân mọc đâm vào thịt phải làm sao?
- Làm thế nào để hạn chế móng chân mọc đâm vào thịt?
Ít người biết tình trạng móng chân, móng tay cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu tình trạng sức khỏe của bạn. Móng chân mọc đâm vào thịt là tình trạng phổ biến khi góc hoặc cạnh của móng chân mọc đâm vào phần thịt mềm gây sưng, đỏ, đau và đôi khi nhiễm khuẩn. Một trong những nguyên nhân là do thói quen cắt móng chân kiểu tròn/ oval, sát vào khóe. Tình trạng này thường xảy ra ở ngón chân cái, nếu không được chữa trị kịp thời có thể lây nhiễm đến phần xương bên dưới và gây nhiễm khuẩn xương nghiêm trọng. Ở trường hợp xấu nhất khiến sinh hoạt của chúng ta trở nên khó khăn thì phải tiến hành tiểu phẫu ngay. Sau đây là một số cách khắc phực tình trạng móng chân mọc đâm vào thịt dễ thực hiện tại nhà:
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ sốt mọc răng phải làm sao và cách nhận biết cho mẹ
Răng bé mọc lệch vào trong – Mẹ phải xử lý thế nào?
Móng chân mọc đâm vào thịt phải làm sao?
Đây là tình trạng gây đau, sưng tấy thậm chí là nhiễm trùng nếu không thực hiện các biện pháp giảm đau. Bạn có thể trị móng chân mọc đâm vào thịt bằng các nguyên liệu dễ kiếm và có sẵn tại nhà mà không cần phải đến bác sĩ.
1. Ngâm móng chân trong nước có pha muối
Cách xử lý móng chân đâm vào thịt: Muối là một hợp chất đặc biệt, được sử dụng để chữa bệnh và nấu ăn. Nó giúp giảm sưng tấy, đau nhức cơ bắp và làm mềm da. Bằng cách ngâm móng chân mọc đâm vào thịt trong nước muối, cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng. Đồng thời, muối còn giúp loại bỏ mủ và vùng da bị lở. Cách làm nước muối rất đơn giản:
- Hòa một nắm muối vào một chậu nước
- Cho ngón chân bị đau vào trong chậu và ngâm
Ngâm móng chân vào nước muối giảm đau và sưng
2. Dùng một miếng bông y tế nhỏ
Các bác sĩ điều trị thường đặt một miếng bông nhỏ giữa móng và da của ngón chân. Phương pháp này giúp tạo khoảng cách giữa các vùng để tránh bị nhiễm trùng. Cách làm rất đơn giản:
- Nhúng một miếng bông nhỏ vào dung dịch sát khuẩn
- Nhét vào giữa móng và da của ngón chân
- Xen kẽ giữa dùng bông y tế và ngâm châm vào nước ấm pha muối. Việc này giúp giảm cơn đau khi bạn bị móng chân mọc đâm vào thịt.
Ngoài ra, cách này có thể giúp bạn dễ dàng cắt các móng đang mọc qua da và làm phẳng phần móng để chúng không quá sắc.
3. Sử dụng chỉ nha khoa
Sử dụng chỉ nha khoa giống như bông gòn, tức là tách móng ra khỏi vùng da bị nhiễm trùng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng cắt phần móng đâm vào thịt. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng loại chỉ nha khoa không hương liệu để đảm bảo an toàn cho mình.
Sau khi cắt phần móng gây nhiễm trùng, bạn có thể chậm rãi làm chảy mủ ở vùng da bị nhiễm trùng. Sau đó, ngâm chân lại trong dung dịch muối để giảm sưng và đau.
Sử dụng chỉ nha khoa để tách móng với vùng da bị nhiễm trùng
4. Làm mềm móng với tinh dầu trà xanh
Móng chân mọc đâm vào thịt thường xảy ra do móng mọc ngược dày và cứng. Bạn sẽ rất khó để cắt móng vì chúng xuyên qua lớp da gây chảy máu và đau nhức.
Làm gì khi bị móng chân đâm vào thịt? Sử dụng tinh dầu trà xanh là một cách để điều trị móng chân. Điều này giúp móng chân từ dày trở nên mềm mại và dễ cắt hơn. Ngoài làm mềm móng, tinh dầu trà xanh còn có tác dụng chống nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
5. Dùng băng gạc
Một trong những nguyên nhân khiến móng chân mọc đâm vào thịt trở nên nguy hiểm hơn là do vùng nhiễm trùng bị mủ và kích ứng. Vì vậy, bạn có thể băng bó những móng chân bị đau để bảo vệ chúng khỏi vi khuẩn. Ngoài ra, dùng băng gạc để tách móng cũng được xem là một cách hữu dụng. Điều này giúp bạn có thể nhẹ nhàng cắt bỏ phần móng mọc ngược.
Bạn có thể chưa biết:
Bé bị té sưng đầu phải làm sao? Khi nào nên đưa con đến khám bác sĩ?
Lịch mọc răng của trẻ và lưu ý chăm sóc bé trong giai đoạn này
Làm thế nào để hạn chế móng chân mọc đâm vào thịt?
Mặc dù đau nhức là một vấn đề nhỏ nhưng trên thực tế, tình trạng này rất nghiêm trọng. Khi đau chân, bạn không thể đi giày dép vì áp lực do giày tạo ra sẽ làm cơn đau tăng lên.
Để hạn chế tình trạng móng chân mọc sâu xảy ra, bạn không nên đi giày hoặc dép quá chật. Bên cạnh đó, bạn nên tập thói quen cắt móng tay, móng chân thường xuyên. Khi cắt móng, hãy đảm bảo các góc của móng được cắt đều, tránh để lại các cạnh nhọn. Điều này khiến bạn dễ bị các móng đâm qua da.
Thường xuyên cắt móng chân trước khi móng dài
Hi vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn những cách hữu ích để trị móng chân mọc đâm vào thịt. Khi bị tình trạng này, bạn nên sử dụng những cách giảm đau để tránh bị nhiễm trùng và chảy mủ ở móng chân nhé!
Theo theAsianparent Indonesia
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!