Mẹ đơn thân nuôi con trai sẽ khó khăn gấp nhiều lần so với các mẹ khác. Tuy vậy, hành trình này không còn quá khó khăn nếu mẹ hiểu rõ các đặc điểm phát triển thể chất cũng như tâm lý của con qua từng giai đoạn.
Các mốc phát triển căn bản của bé trai mà mẹ đơn thân nên biết
Không giống như các bé gái, sự thay đổi tâm sinh lý của bé trai thường phức tạp và có biến đổi rõ rệt giữa các giai đoạn. Mẹ đơn thân nuôi con trai xin hãy lưu ý về 3 mốc chính như sau:
Giai đoạn từ khi chào đời-6 tuổi
Đây là thời điểm con rất cần tình yêu thương và chăm sóc, đặc biệt là những quan tâm dịu dàng từ người mẹ. Con sẽ học hỏi tình yêu, lòng bao dung, sự quan tâm, thấu hiểu tới người khác thông qua chính bản năng nữ giới của mẹ mình. Dành thời gian chất lượng bên con, trò chuyện với bé thật nhiều và là tấm gương để con noi theo. Những điều này sẽ giúp con kết nối với thế giới bên ngoài. Theo các nhà nghiên cứu, mẹ là người phù hợp nhất để làm nhiệm vụ này trong giai đoạn đầu tiên.
Giai đoạn 6-14 tuổi
Con bắt đầu bộc lộ mối quan tâm về giới tính của con nhiều hơn. Hành động, đồ chơi, thói quen sinh hoạt, cách kết bạn đều cho thấy con cần thể hiện bản chất “con trai” của mình. Lúc này đây, mẹ sẽ thấy con nghịch ngợm và hiếu động. Với các mẹ đơn thân, đây cũng là thời điểm khó khăn hơn bao giờ hết. Thông thường con rất cần đến vai trò của người bố vào giai đoạn này. Tuy vậy, với hoàn cảnh của mẹ đơn thân, việc điều chỉnh một số hoạt động để giúp con phát triển nam tính sẽ là điều cần thiết. Mẹ có thể thử:
Cho con tham gia nhiều môn thể thao giúp giải tỏa năng lượng cũng như để con tiếp xúc với các bé trai khác như đá bóng, bơi lội, bóng rổ, v.v.
Đừng mắng mỏ quá mức nếu con có nghịch ngợm nhiều vào lứa tuổi này. Hãy thông cảm và trò chuyện, giải thích nếu con làm sai, đó mới là cách tốt nhất để con chia sẻ cảm xúc của mình với mẹ.
Chủ động để con gắn bó, tiếp xúc với những người thân là nam giới. Hãy chọn họ hàng của mẹ đơn thân, những người chú, bác, ông với tính cách tuyệt vời để con được gần gũi và noi theo.
Mẹ đơn thân nuôi con trai vẫn có thể giúp con lớn khôn mạnh mẽ
Giai đoạn 14 tuổi trở đi
Bắt đầu từ đây, con rất cần người để mình có thể tư vấn, giãi bày và tâm sự. Mẹ đơn thân hãy tìm cho con một tấm gương để con có thể học hỏi về thế giới của “đàn ông” ở bên ngoài.
Mẹ đơn thân hoàn toàn có thể nuôi con trai tốt không kém gì những bà mẹ khác. Nhưng ở 2 thời điểm nhạy cảm như trên, điều cần thiết là mẹ nên tìm cho con một người nam giới thích hợp làm gương cho con. Đồng thời mẹ đừng quên chăm sóc, hoàn thiện bản thân vì giờ đây mẹ đang làm vai trò của cả người cha lẫn người mẹ đối với trẻ.
Phát triển não bộ của bé trai chậm hơn bé gái – Mẹ đơn thân cần giúp đỡ con khi bắt đầu độ tuổi đi học
Những khác biệt về bộ não của bé trai và bé gái đã tạo ra một ảnh hưởng lớn, đặc biệt nó quyết định đến khả năng học tập của con khi bước vào cấp Tiểu học.
5-6 tuổi, từ mẫu giáo lớn con chuẩn bị lên lớp 1. Tuy vậy phát triển não bộ của bé trai lại chậm hơn các bé gái từ 6-12 tháng. Những vận động tinh đòi hỏi sự khéo léo như cầm bút, cầm kéo của bé trai lúc này vẫn chưa sẵn sàng.
Ngoài ra, khả năng ngôn ngữ của các bé trai chỉ hoàn thiện hoàn toàn cho đến khi con tròn 8 tuổi.
Với những lý do trên, sẽ không có gì khó hiểu nếu mẹ đơn thân nuôi con trai cảm thấy:
- Con viết hoặc vẽ tranh, tô màu không tốt như các bạn khác.
- Bé biết đọc, biết viết chậm hơn các bạn nữ.
- Con gặp khó khăn trong giao tiếp, trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Trẻ không thể ngồi im một chỗ được lâu cho một tiết học.
- Bản thân trẻ cảm thấy chưa hoàn toàn sẵn sàng với môi trường xã hội của trường học.
Mẹ đơn thân nuôi con trai có thể sẽ khó khăn gấp ngàn lần các bà mẹ khác
Chính vì những đặc điểm phát triển não bộ đặc trưng trên mà mẹ đơn thân cần thấu hiểu cũng như tìm ra cách để giúp đỡ con bước qua giai đoạn khó khăn này. Mẹ có thể:
– Đừng quá thúc giục con nếu thấy trẻ đọc, viết chưa tốt. Hãy chủ động dành thời gian cho bé luyện tập thật nhiều các kĩ năng vận động tinh. Nhờ đó tay chân con sẽ trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn.
– Đọc sách cho bé trai nghe càng nhiều càng tốt, nhất là giai đoạn từ 3-8 tuổi để con phát triển khả năng ngôn ngữ, nói năng và giao tiếp.
– Cố gắng tạo ra môi trường với các nguyên tắc, kỷ luật, thói quen lành mạnh để giúp con biết được mình cần nghe lời ai và sống theo chuẩn mực nào.
– Dạy con sử dụng sức mạnh của cơ thể đúng chỗ, đúng hoàn cảnh. Hãy để bé trai của mẹ đơn thân hiểu rằng, việc dùng vũ lực làm đau người khác hoàn toàn là điều không có lợi cho chính bản thân con.
Mẹ đơn thân nuôi con trai đừng quên dạy con về giới tính – Bài học quan trọng để con biết kiểm soát bản thân và tôn trọng nữ giới
Một điều đáng buồn là xã hội truyền thông thường xây dựng những hình ảnh và tư tưởng tiêu cực về giới tính đối với “nam giới”. Điều này có thể ảnh hưởng đến quan điểm về giới tính và tình dục của các bé trai khi lớn lên. Chính vì vậy, mẹ đơn thân cần hết sức chú trọng đến việc dạy con trai kiến thức giới tính cũng như quan điểm về giá trị của nam giới và nữ giới trong xã hội.
Mẹ đơn thân nuôi con trai xin hãy chú ý tới quá trình phát triển tâm sinh lý của con
Dạy con về giới tính ngay từ tuổi chập chững
Ngay khi con hứng thú với việc đọc sách, mẹ hoàn toàn có thể dạy con bài học đầu tiên về cơ thể con người. Những kiến thức nền tảng như cấu tạo xương, cơ, nội tạng, cơ quan sinh sản sẽ thực sự thú vị và thẩm thấu tự nhiên thông qua các quyển sách hấp dẫn dành cho bé. Dưới đây là một số sách mẹ có thể tham khảo để đọc cùng trẻ những lúc rảnh rỗi:
Tuổi 14 và mối quan tâm về giới tính
Bước vào tuổi dậy thì (14-17 tuổi), nhu cầu tìm hiểu về tình dục của các bé trai thường bắt đầu thể hiện rõ rệt. Thậm chí những tưởng tượng về các cô bạn gái xung quanh sẽ thường xuyên xuất hiện trong đầu con.
Lúc này đây, các kiến thức về quan hệ tình dục là điều cần thiết mà mẹ đơn thân cần trò chuyện cởi mở, tự nhiên và không né tránh với con. Hãy để con hiểu chuyện lên đỉnh, “một mình”, cách tự bảo vệ bằng bao cao su, v.v. không phải là điều xấu. Con cần biết về nó hơn là nhìn chúng dưới khía cạnh tiêu cực của “hiếp dâm”, “có thai ngoài ý muốn”, “phá thai”, v.v.
Cách dạy con về giới tính quan trọng nhất là mẹ đừng thái quá và nghiêm trọng. Hãy để sự hài hước xen lẫn trong quá trình dạy. Khi đó, chuyện giới tính với mẹ và trẻ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn như bao các kiến thức khác mà con đang học.
Với một số những đặc trưng tâm lý điển hình của bé trai như trên, hi vọng các mẹ đơn thân sẽ có thêm cái nhìn trong việc định hướng và nuôi dạy thật tốt bé trai của mình.
Mẹ có thể đọc và tham khảo thêm kiến thức nuôi dạy bé trai qua sách Raising Boys của tác giải Steve Biddulph, nhà tâm lý học Australia với kinh nghiệm trên 25 năm về chữa trị tâm lý cho các gia đình có bé trai.
Theo Raising Boys – Cẩm nang dành cho mẹ đơn thân nuôi con trai
Xem thêm:
Mẹ đơn thân – Cùng biến nỗi cô đơn thành sức mạnh!
HẾT TÌNH DỨT NGHĨA, CHỒNG XIN LY HÔN: Làm thế nào để trở thành mẹ đơn thân mạnh mẽ
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!