Mẹ bầu đau đầu là triệu chứng thường gặp nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, mẹ nên theo dõi cẩn thận tình trạng này nếu kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường cần thăm khám ngay để được điều trị kịp thời.
- Đau đầu thường xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt thứ ba
- Nguyên nhân mẹ bầu đau đầu khi mang thai
- Các biện pháp tự nhiên giảm tình trạng đau đầu khi mang thai
- Những cách ngăn ngừa tình trạng đau đầu cho mẹ bầu
Đau đầu thường xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt thứ ba
Mang bầu đau đầu có sao không? Đau đầu khi mang thai là một tình trạng rất khó chịu. Khi bị đau đầu, mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Theo báo cáo từ Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ: “Đau đầu khi mang thai thường gặp trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ”.
Mẹ có thể quan tâm:
8 cách chữa đau đầu hiệu quả cho bà bầu mà không cần dùng thuốc
Bị cúm khi mang thai tuần đầu có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Ở tam cá nguyệt đầu tiên, tình trạng hormone trong cơ thể tăng đột biến dẫn đến cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên. Tuy nhiên, nó sẽ nhanh chóng biến mất nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Nếu mức độ nặng và tần suất dày hơn mẹ nên nhanh chóng đến bác sĩ để được khám và điều trị.
Trong tam cá nguyệt thứ ba, cơ thể mẹ sẽ tăng cân nhanh do trọng lượng của em bé. Điều này dẫn đến quá trình lưu thông máu và hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Việc máu không được truyền lên não sẽ khiến mẹ bầu bị đau đầu. Ngoài ra, tiền sản giật cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu cho thai phụ.
Đây là hai sự thay đổi chính khiến cơn đau đầu diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, cơn đau đầu có thể trở nên tồi tệ hơn vì nhiều lý do khác. Cùng theAsianparent Việt Nam tìm hiểu những nguyên nhân mẹ bầu đau đầu nhé!
Nguyên nhân mẹ bầu đau đầu khi mang thai
- Thiếu ngủ và thường xuyên thức khuya
- Lượng đường trong máu thấp
- Mất nước
- Bị viêm xoang hoặc dị ứng với các mùi như thực phẩm, nước hoa,… Trong trường hợp này, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh.
Tình trạng đau đầu bất thường kèm các triệu chứng mẹ nên lưu ý là:
- Đau dữ dội ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
- Đau vùng bụng trên bên phải
- Mờ mắt
- Tăng cân đột ngột
- Sưng tay và mặt
Nếu bị những triệu chứng trên, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Các biện pháp tự nhiên giảm tình trạng đau đầu khi mang thai
Mát-xa
Mẹ bầu đau đầu nên làm gì? Mát-xa ở khu vực lưng cổ, vai gáy giảm tình trạng đau đầu khi mang thai. Mẹ có thể sử dụng dầu khuynh diệp để tăng hiệu quả tốt hơn.
Chườm nóng/lạnh
Nếu bị đau cơ, mẹ bầu có thể chườm nóng/lạnh. Khi chườm nóng, các mạch máu giãn nở và hỗ trợ quá trình lưu thông máu lên não. Đồng thời, nó còn giúp “đánh tan” các cục máu gây triệu chứng đau đầu. Bên cạnh đó, tắm nước ấm cũng là một trong những phương pháp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ không nên tắm nước nóng trong thời gian quá lâu.
Khi bị đau đầu do các mạch máu mở rộng, thai phụ nên chườm lạnh trên trán. Việc này sẽ làm thu nhỏ mô cơ, thắt chặt mạch máu để giảm những cơn đau.
Ăn các thực phẩm dinh dưỡng và uống đủ nước mỗi ngày
Mang thai đau đầu nên ăn gì? Để phòng ngừa cũng như cải thiện tình trạng đau đầu thai kỳ, các mẹ nên điều chỉnh thực đơn mỗi ngày phù hợp với nhu cầu và sở thích ăn của bản thân, có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh bị đói khi mang thai nhất là giai đoạn thai nghén dễ dẫn tới hạ đường huyết và gây ra đau đầu. Những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của mẹ bầu gồm có sữa tươi, các loại đậu, khoai tây,…Bên cạnh đó, rau chân vịt, bông cải xanh, mía,.. là những thực phẩm giàu sắt giúp giảm đau đầu khi mang thai và rất tốt cho lưu thông máu lên não.
Mẹ có thể quan tâm:
Đừng chủ quan với cơn đau quặn bụng dưới khi mang thai vì mẹ có thể mất con!
Học ngay cách chăm sóc mẹ bầu bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
Mỗi ngày mẹ nên uống đủ lượng nước hoặc bổ sung thêm nước ép trái cây tươi với lượng vừa phải… và cần hạn chế uống các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây, đồ ăn đóng hộp, socola,…Sai lầm lớn nhất của mẹ bầu chính là không uống đủ nước khi mang thai. Nước giúp quá trình lưu thông máu diễn ra suôn sẻ, đồng thời vận chuyển các khoáng chất thiết yếu trong cơ thể. Thêm vào đó, nước còn điều chỉnh cân bằng các enzyme, vitamin và protein để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Những cách ngăn ngừa tình trạng đau đầu cho mẹ bầu
- Nghỉ ngơi trong phòng tối
- Tập thở sâu
- Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
- Giữ tâm trạng luôn thoải mái và thư giãn
- Chơi các môn thể thao hoặc hoạt động thể chất nhẹ nhàng
- Bổ sung chất dinh dưỡng trong khẩu phần hàng ngày, chia nhiều bữa nhỏ để ăn
- Duy trì lượng đường máu cân bằng trong cơ thể
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về nguyên nhân và cách cải thiện khi mẹ bầu đau đầu. Nếu đã thử những cách trên nhưng tình trạng đau đầu vẫn không giảm, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp.
Xem thêm:
- Đau đầu khi mang thai: Chớ coi thường! Có thể đó là dấu hiệu của tiền sản giật
- Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
- Lý giải cho việc mang thai bé trai hay bị đau đầu và cách xử lý tình trạng này
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!