Bà bầu có được ăn lá lốt không? Với bà bầu, lá lốt giúp tăng cường sức đề kháng, trị cảm hàn. Bà bầu ăn lá lốt có thể giúp giảm chứng rối loạn tiêu hóa, nhức mỏi tay chân, đau lưng, đau đầu.
- Lợi ích của lá lốt đối với sức khoẻ
- Thực hư chuyện mẹ bầu ăn lá lốt bị mất sữa?
- Cách chế biến món ăn từ lá lốt cho thai phụ
Lợi ích của lá lốt đối với sức khoẻ
Lá lốt là gì? Đây là một loại lá gia vị nó còn có tên gọi khác là lá lốp, tên khoa học là Piper lolot thuộc họ hồ tiêu. Lá thường mọc đơn, dạng hình tim, mùi thơm hắc đặc trưng và có màu xanh thẫm khi già. Đây là loại rau dễ trồng, thường được dùng trong chế biến món ăn và dùng làm thuốc.
Trong Đông Y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm. Tác dụng của nó giúp giảm đau, chống phong hàn, chữa chứng tay chân lạnh, nôn mửa, đầy hơi khó tiêu. Lá lốt được xem như một phương thuốc giúp giảm cảm, trị phù nề, viêm xoang và có khả năng nhuận tràng. Chính vì thế, mẹ bầu sử dụng lá lốt đúng cách và đúng liều lượng sẽ vô cùng tốt cho sức khỏe.
Không chỉ vậy, lá lốt sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn, giảm phù nền tứ chi và nếu mẹ đã sinh con thì lá lốt sẽ mang lại một lượng sữa dồi vào cho trẻ. Ngoài ra, lá lốt cũng rất giàu các chất chống oxy hóa, nếu mẹ sử dụng lá lốt sẽ giúp cơ thể chống lão hóa tốt hơn từ đó giữ được nhan sắc như thuở ban đầu.
Lợi ích của lá lốt đối với sức khoẻ (Nguồn ảnh: istockphoto)
Với bà bầu, lá lốt giúp tăng cường sức đề kháng, trị cảm hàn. Bà bầu ăn lá lốt có thể giúp giảm chứng rối loạn tiêu hóa, nhức mỏi tay chân, đau lưng, đau đầu.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Minh Tuyết – Trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park chia sẻ “Tiểu đường thai kỳ là mối bận tâm của nhiều thai phụ bởi nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến mẹ và thai nhi. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sẽ đối mặt với nguy cơ tiền sản giật, sinh non, thậm chí là sảy thai hoặc băng huyết sau sinh. Đồng thời làm tăng nguy cơ thai nhi mắc các bệnh về hô hấp và dị tật thai nhi”. Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, lá lốt rất tốt cho sức khỏe con người vì nó khả năng ngăn ngừa tiểu đường.
Bên cạnh đó, lá lốt còn có khả năng chống viêm, bảo vệ gan, chống loét, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường, giảm chảy máu chân răng, mất nước… cùng nhiều công dụng khác.
Bạn có thể xem:
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn lá lốt trong giai đoạn thai kỳ
Thực hư chuyện mẹ bầu ăn lá lốt bị mất sữa
Đặc biệt, thông tin nào cho rằng ăn lá lốt sẽ làm tắc sữa là không có căn cứ. Vì hiện chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào chứng minh bà bầu ăn lá lốt dẫn đến tình trạng mất sữa.
Thay vào đó, một số thử nghiệm cho thấy thành phần flavonoid, alcaloid và tinh dầu trong lá lốt có tác dụng tích cực với sức khỏe mẹ bầu.
Mang bầu ăn lá lốt có tốt không? Bà bầu hoàn toàn có thể ăn lá lốt trong thai kỳ với số lần ăn trung bình 1 – 2 bữa/tuần để thay đổi khẩu vị.
Tuy nhiên các mẹ bầu cần lưu ý, không nên ăn lá lốt với số lượng quá nhiều vì có thể dẫn đến hiện tượng tích tụ nhiệt trong người, gây khó chịu. Nếu có ý định ăn lá lốt trong thời gian dài, đặc biệt là có tiền sử sảy thai thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
Bà bầu có được ăn lá lốt không? Thực hư chuyện mẹ bầu ăn lá lốt bị mất sữa (Nguồn ảnh: istockphoto)
Bạn có thể xem:
Cách chế biến món ăn từ lá lốt cho thai phụ
Có rất nhiều món ăn được chế biến cùng lá lốt. Một số món ăn ngon, bổ dưỡng từ lá lốt tốt cho sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi mà mẹ bầu có thể ăn là: Chả cuốn lá lốt, thịt bò hoặc thịt heo xào lá lốt, canh thịt bò nấu lá lốt, thịt heo xào sả ớt – lá lốt, trứng rán lá lốt…
Chả thịt lá lốt
Nguyên liệu:
- Lá lốt: 1 nắm vừa
- Thịt lợn: 300g
- Hành khô, hành lá, gia vị
Thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ. Bà bầu nên chọn phần thịt lợn có chút mỡ để chả rán không bị khô, món ăn thêm phần hấp dẫn.
- Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ; hành lá làm sạch, thái nhỏ.
- Lá lốt rửa sạch để ráo nước.
Bước 2: Cho lần lượt các loại gia vị (bột ngọt, nước mắm, tiêu…) vào phần thịt lợn đã băm, trộn đều để các gia vị ngấm trong khoảng 10 phút.
Bước 3: Bà bầu lần lượt cuốn chả lá lốt theo trình tự:
- Trải mặt sau lá lốt lên, mặt xanh úp xuống dưới.
- Tiếp đến, gập hai phần lá hai bên vào, lấy một lượng thịt vừa phải trải lên lá và cuốn chặt tay.
- Bà bầu có thể dùng tăm xuyên qua để cố định miếng chả.
- Làm lần lượt đến khi hết phần thịt băm đã chuẩn bị.
Bước 4: Chiên chả:
- Bà bầu bắc chảo lên bếp cho nóng sau đó cho dầu ăn vào
- Cho lần lượt từng miếng chả lá lốt vào chiên chín đều hai mặt rồi lấy ra đĩa cho ráo dầu và thưởng thức.
Bà bầu có được ăn lá lốt không? Cách chế biến món ăn từ lá lốt cho thai phụ (Nguồn ảnh: istockphoto)
Canh thịt bò lá lốt
Nguyên liệu:
- Lá lốt: 1 nắm
- Thịt bò: 300g
- Cà chua: 3 trái
- Gia vị, hạt tiêu
Thực hiện:
Bước 1: Sơ chế thực phẩm
- Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ.
- Thịt bò rửa sạch, thái ngang thớ miếng vừa ăn.
- Cà chua rửa sạch, cắt múi cam.
Bước 2: Bà bầu cho hành vào phi thơm trong chảo dầu nóng sau đó cho thịt bò vào xào chín tái trên ngọn lửa lớn, nhanh chóng đảo đều tay để thịt không bị dai. Thịt chín, mẹ bầu múc ra chén để riêng.
Bước 3: Tiếp tục cho cà chua vào nồi xào chín nhừ, thêm khoảng 3 chén nước sạch và tiếp tục nấu sôi thì cho thịt bò và nấu cùng, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Chị em cho phần lá lốt đã thái nhỏ vào nồi, khuấy đều và múc ra chén thưởng thức cùng cơm nóng.
Chị em phụ nữ cần nhớ rằng, mang thai là thời điểm cực kỳ quan trọng nên việc ăn uống và giữ gìn sức khỏe cần phải được chú ý cẩn thận. Vì th, ngoài ăn lá lốt vẫn còn có rất nhiều những loại thực phẩm khác tốt cho bà bầu mà chị em có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng của mình.
Nguồn tham khảo: Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với thai nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!