Màu nước tiểu khi mang thai luôn là một trong những biểu hiện rất cụ thể phản ánh sức khỏe của mẹ bầu. Khi phụ nữ bước vào thai kỳ, màu nước tiểu có thể chuyển sang nhiều màu với các sắc thái khác nhau. Điều này được gây ra do sự ảnh hưởng từ nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ bầu.
Vậy màu nước tiểu thay đổi khi mang thai sẽ báo hiệu điều gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu câu trả lời và khám phá vấn đề trên nhé!
- Màu nước tiểu khi mang nói lên điều gì?
- Vì sao cần xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
Màu nước tiểu khi mang nói lên điều gì?
Trong suốt quá trình mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lên khoảng 25% so với lúc bình thường. Lượng máu tăng cao sẽ đồng nghĩa với việc thận của mẹ bầu sẽ phải làm việc nhiều hơn và thải ra nhiều độc tố hơn thông qua đường nước tiểu. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng màu sắc và mùi nước tiểu của mẹ bầu sẽ phản ánh chính xác các vấn đề trong cơ thể mẹ đang gặp phải.
Màu nước tiểu sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của mẹ bầu (Ảnh: Vinmec)
Thông thường, nước tiểu của mẹ sẽ có màu trong suốt hoặc có màu vàng nhẹ. Điều này chứng tỏ cơ thể mẹ hoàn toàn khỏe mạnh và mẹ đã bổ sung đầy đủ nước trong một ngày. Nếu như nước tiểu của mẹ có màu vàng đậm kèm theo mùi nặng, thì điều này cho thấy mẹ bầu đang bị mất nước hoặc ăn quá mặn. Mẹ bầu cần chú ý hơn đến việc bổ sung nước để cơ thể có thể lọc được những độc tố bên trong cơ thể.
Nội tiết tố cũng là một nhân tố quan trọng làm nước tiểu của mẹ thay đổi màu. Nếu nước tiểu của mẹ bầu có mùi nồng khó chịu thì đây là dấu hiệu cho thấy mẹ đang gặp phải vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bài viết liên quan:
Bạn đang bị làm phiền bởi chứng bí tiểu trong thai kỳ?
Đi tiểu nhiều khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
Vì sao cần xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai cũng tương tự như những xét nghiệm khác mà mẹ được bác sĩ chỉ định thực hiện. Việc xét nghiệm nước tiểu khi mang thai sẽ giúp đảm bảo mẹ bầu tầm soát được những căn bệnh tiềm ẩn và bảo vệ sức khỏe tốt trong suốt quá trình mang thai.
Sau đây là một số bệnh có thể phát hiện được khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu của bà bầu:
Viêm đường tiết niệu
Nếu trong quá trình xét nghiệm và bác sĩ phát hiện sự có mặt của vi khuẩn trong nước tiểu thì có thể mẹ đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng nhận biết đôi khi sẽ không rõ ràng nên dẫn đến mẹ bầu sẽ không thể nhận biết sớm. Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng dến thận và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để chắc chắn thì mẹ chỉ cần xét nghiệm nước tiểu là có thể nhận biết được bệnh kể cả khi không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào.
Viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ làm tăng tỷ lệ sinh non hoặc thai nhi trở nên nhẹ cân hơn do chậm phát triển. Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp cấy nước tiểu. Phương pháp này sẽ giúp xác định sự có mặt của vi khuẩn bên trong nước tiểu. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại kháng sinh khác nhau để điều trị các triệu chứng nhiễm trùng ngay từ đầu.
Tiểu đường thai kỳ
Bước vào thời gian cuối của tam cá nguyệt thứ nhất (kết thúc 3 tháng đầu mang thai) thì việc xét nghiệm nước tiểu sẽ được bác sĩ thực hiện chuyên sâu hơn để có thể tầm soát được các nguy cơ có thể xảy ra như tiểu đường thai kỳ, bệnh lây qua đường tình dục, các biến chứng về thai nhi,…
Tiểu đường thai kỳ chủ yếu xảy ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24 trở đi. Việc đường huyết không được kiểm soát liên tục và chặt chẽ trong thai kỳ sẽ giúp hạn chế nguy cơ các bệnh nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ, bệnh về tim, cột sống và dị tật bẩm sinh xảy ra.
Tiểu đường thai kỳ sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không phát hiện kịp thời (Ảnh: Vinmec)
Bài viết liên quan:
Mang thai tháng cuối nước tiểu màu vàng đậm là bị làm sao, có phải là hiện tượng bất thường không?
Phân biệt nước ối và nước tiểu, vấn đề quan trọng của mẹ ở cuối thai kỳ
Tiền sản giật
Sau khi mẹ bước qua tuần thứ 20 của thai kỳ thì việc xét nghiệm nước tiểu sẽ cần thực hiện mỗi tháng ít nhất một lần để đánh giá nguy cơ tiền sản giật. Nguy cơ tiền sản giật cần được đánh giá và phòng ngừa sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tiền sản giật sẽ là nguy cơ lớn đối với mẹ bầu nếu kết quả phát hiện có chứa protein trong nước tiểu. Khi bước vào những tháng cuối của thai kỳ, nếu lượng protein trong nước tiểu tăng cao thì mẹ bầu sẽ rất dễ bị tiền sản giật và cao huyết áp. Trong trường hợp nồng độ đạm tăng nhưng không có triệu chứng cao huyết áp, mẫu nước tiểu sẽ được gửi về phòng xét nghiệm để tiến hành nuôi cấy.
Kiểm tra nồng độ Ketone
Ketone là một hợp chất có tính axit và xuất hiện khi các chất béo bị phân hủy. Nếu mắc phải bệnh đái tháo đường, thì nhiều khả năng một lượng lớn ketone sẽ có mặt trong nước tiểu của mẹ bầu. Sau Khi có kết quả kiểm tra và đưa ra chỉ số ketone cao, bác sĩ sẽ khai thác về thói quen ăn uống để đánh giá xem liệu mẹ bầu có đang gặp vấn đề gì không. Lúc này mẹ bầu không thể ăn bất kỳ thực phẩm nào, giải pháp trong trường hợp này là các bác sĩ sẽ truyền dịch và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Tổng kết
Việc mẹ bầu thường xuyên quan sát màu nước tiểu khi mang thai là điều rất cần thiết. Vì khi cơ thể gặp vấn đề thì nước tiểu cũng sẽ thay đổi màu sắc và mùi để mẹ bầu có thể nhận biết. Từ đó, mẹ bầu có thể đến các trung tâm y tế để thực hiện các xét nghiệm về nước tiểu để phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm.
Nguồn tham khảo: Các thời điểm cần làm xét nghiệm nước tiểu khi mang thai – Vinmec
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!