Mảnh thép dài 2cm cắm vào thành họng bé 13 tháng tuổi ở Nghệ An khiến cư dân mạng bàng hoàng. Đây là sự tắc trách của người lớn khi không trông bé cẩn thận.
Phẫu thuật lấy mảnh thép dài 2cm cắm vào thành họng bé 13 tháng tuổi
Ngày 13/2, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, vừa gắp ra dị vật đang cắm sâu vào thành họng sau của em bé H.X.H (13 tháng tuổi, trú TP Vinh).
Trước đó, vào 17h ngày 12/2, mẹ bé thấy con có các triệu chứng bỏ ăn, quấy khóc, nôn ra dịch nhầy sau khi ăn cháo nấu sẵn ở ngoài liền đưa bé đến bệnh viện thăm khám.
Tại đây, các bác sĩ cho bé đi chụp X Quang phát hiện có dị vật ở vùng họng và gửi khám chuyên khoa Tai mũi họng. Sau đó, bác sĩ nội soi họng kiểm tra và gắp ra dị vật đang cắm sâu vào thành sau họng. Xem kỹ thì đó 1 đoạn thép mảnh, dài khoảng 2cm từ rây lọc cháo.
Bác sĩ nội soi họng kiểm tra và gắp ra dị vật đang cắm sâu vào thành sau họng. Xem kỹ thì đó 1 đoạn thép mảnh, dài khoảng 2cm từ rây lọc cháo.
Đoạn thép được lấy ra từ họng cháu bé
Ngay sau khi lấy được đoạn thép ra thì sức khỏe cháu bé đang dần bình phục và sẽ được xuất viện vào sáng hôm sau.
Trước đó, vào ngày 7/2, em bé 17 tháng tuổi nhập việc với tình trạng ho nhiều, khó thở… Qua thăm khám, bác sĩ xác định đây là bệnh nhân viêm phổi do dị vật rơi vào phế quản. Sau đó, các bác sĩ cũng nội soi phế quản gắp dị vật là hạt hướng dương và hút rửa dịch mủ ứ đọng trong phổi bé.
Cách đề phòng trẻ bị sặc, hóc dị vật
Vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm, có khuôn miệng nhỏ nên việc bé bị sặc, hóc dị vật là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Người lớn cần chú ý những điểm sau để tránh bé bị sặc, hóc dị vật:
Đưa con đi cấp cứu khi trẻ có dấu hiệu hóc dị vật
- Cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần thường xuyên theo dõi trẻ để đảm bảo chúng không cho vật nhỏ vào miệng
- Không cho trẻ chơi đồ chơi sắc nhọn và quá nhỏ
- Cho trẻ ăn trái cây không hạt, xay kỹ thức ăn
- Khi bé ăn dặm, ăn cháo: Không nên ép bé ăn nhiều, không cho bé ăn khi đang chơi đùa, nói chuyện, chạy nhảy…
- Khi cho bé bú: Bế bé đúng tư thế, đầu cao hơn thân. Trong suốt quá trình cho ăn, cha mẹ cần quan sát con thật kỹ, động tác mút sữa và nuốt xuống nhịp nhàng.
- Khuyến khích con nuốt xong thức ăn lại bú tiếp, hạn chế bé bú liên tiếp rất dễ bị sặc
Dấu hiệu cơ bản để phụ huynh nhận ra con mình đang bị hóc, sặc là khi trẻ đang ăn, chơi đùa… đột ngột ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ, có thể xuất hiện nước, sữa, canh… trào ra từ mũi, miệng. Trường hợp nặng nhất, bé có thể xuất hiện cơn ngừng thở và tử vong.
Cha mẹ cần bình tĩnh khi trẻ hóc dị vật
Ngoài ra, người lớn cần bình tĩnh trong tình huống này, nhiều cha mẹ khi phát hiện ra trẻ tự ý cho hạt hay đồ chơi vào miệng sẽ la hét lên hốt hoảng, cố gắng móc họng bé, điều này làm con sợ hãi và khiến dị vật chui vào càng sâu hơn.
Theo Nhịp sống Việt, VN Economy
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!