Mang thai tháng thứ 9 chưa có sữa non là dấu hiệu bình thường hay bất thường. Nhiều mẹ bầu lo lắng, sau sinh không có sữa hay không đủ sữa cho con. Thực hư chuyện sữa non như thế nào? Điều này có gây ảnh hưởng đến lượng sữa sau này của mẹ hay không?
Các mẹ cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về sữa non và những thông tin liên quan.
Sữa non là gì?
Sữa non là sữa đầu tiên thường được tiết ra sau khi sinh em bé được 48 tiếng. Chúng chứa hàm lượng dinh dưỡng cực lớn và lượng kháng thể dồi dào. Nếu con được bú song sữa non thì rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, sữa non cũng bổ sung kháng thể cho có thể chống lại một số tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như virus, vi khuẩn.
Sữa non là sữa đầu tiên sau sinh và có chứa kháng thể rất tốt cho em bé
Khi nào bà bầu bắt đầu có sữa non?
Thông thường, sữa non sẽ được hình thành từ tháng 7 thai kỳ (tuần 24-28). Dấu hiệu giúp mẹ dễ dàng nhận biết sữa non là bầu ngực căng cứng như tình trạng căng sữa sau sinh. Đầu tư bắt đầu xuất hiện các đốm trắng như mụn. Nếu mẹ thấy các dấu hiệu này thì khoảng sau vài tuần mẹ sẽ có sữa non tiết ra.
Sữa non nhiều hay ít phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trường hợp, mẹ có sữa non tiết ra nhiều thì cần vệ sinh đầu ti đúng cách.
Sữa non xuất hiện từ tháng thứ 7 của thai kỳ (khoảng tuần 24-28)
Nếu mẹ nào mang thai tháng thứ 7 mà chưa có sữa non xuất hiện thì chớ có lo lắng. Bởi sữa non chỉ thật sự về nhiều khi bé bú và kích thích tuyến vú cho sữa về nhiều, liên tục.
Mang thai tháng thứ 9 chưa có sữa non có sao không?
Nếu tháng thứ 8 thai kỳ mà sữa non tiết ra nhiều thì cũng không có nghĩa là dấu hiệu sinh non. Còn mẹ mang thai tháng cuối mà chưa có hay rất ít sữa non thì không đồng nghĩa với việc sau sinh ít sữa.
Tình trạng mang thai tháng thứ 9 chưa có sữa non còn tùy thuộc vào cơ thể và chế độ ăn uống của mẹ bầu. Nhiều thai phụ tuyến sữa hoạt động mạnh thì có sữa non ngay từ tháng thứ 7. Ngược lại nhiều mẹ mang thai tháng thứ 9 chưa có sữa non là chuyện bình thường, không có gì nguy hiểm.
Mang thai tháng thứ 9 mà chưa có sữa non là chuyện bình thường, mẹ bầu chớ có lo lắng quá
Các mẹ cũng cần biết, kích thước bầu ngực không có quyết định lượng và chất của sữa. Bởi yếu tố đó được quyết định dựa vào mô mỡ liên kết với nhau và số lượng các tia sữa. Nhiều mẹ tháng thứ 9 thai kỳ chưa có sữa non đã dùng tay hay máy để nặn. Một hành động tưởng chừng vô hại nhưng thực tế lại vô cùng nguy hiểm. Vì có thể kích thích đầu vú gây co thắt âm đạo dẫn đến tình trạng sinh non.
Mẹ dùng tay hay nặn bầu ngực khi chưa có sữa non có thể gây nên hiện tượng sinh non
Vậy có sữa non sớm có sao không?
Nếu mẹ thấy cơ thể tiết sữa non quá sớm thì có thể dấu hiệu của sự bất thường và cần đến gặp bác sĩ ngay. Họ sẽ kiểm tra và chẩn đoán bệnh kịp thời tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm. Một số dấu hiệu cụ thể thai phụ cần lưu ý để ngăn ngừa các rủi ro có thể nguy hiểm đến thai nhi như:
- Sữa non tiết ra ở tháng thứ 5 và 6 có thể thai bị chết lưu. Mẹ cần đi khám sớm để lấy thai ra nếu không sẽ nguy hại đến sức khỏe, tính mạng.
- Sữa non có sớm với biểu hiện xuất huyết âm đạo cho thấy trong máu có nồng độ prolactin cao làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Các mẹ chú ý, trên đây chỉ là những trường hợp cảnh báo. Thực tế, có nhiều mẹ bầu sữa non xuất hiện sớm hay mang thai tháng thứ 9 chưa có sữa non mà sức khỏe đảm bảo thì cũng không ảnh hưởng đến thai nhi. Các mẹ chỉ cần tuân thủ đi khám thai ngay khi có những biểu hiện bất thường xuất hiện. Còn bình thường thì mẹ bầu nhớ đi khám theo đúng chỉ định của bác sĩ trong suốt thời gian mang thai.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!