Ở giai đoạn mang thai, để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi, mẹ bầu sẽ không được sử dụng thuốc hạ sốt. Nhiều người mang thai tháng thứ 8 bị sốt thường rất lo lắng. Phải làm sao để hạ sốt mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi?
Các dấu hiệu nhận biết khi mẹ bầu bị sốt
Trong thai kỳ, hệ miễn dịch mẹ bầu bị suy yếu. Do đó, cơ thể của mẹ bầu rất nhạy cảm, dễ dàng mắc các bệnh như ho, sốt, cảm cúm,… Thời tiết trong giai đoạn giao mùa lại là môi trường giúp cho virus dễ dàng phát triển và gây bệnh.
Một số cách sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu khi bị sốt là:
- Nhiệt độ cơ thể tăng: Đây là dấu hiệu đầu tiên khi mẹ bầu bị sốt, chính vì vậy cần theo dõi nhiệt độ của cơ thể bằng nhiệt kế.
- Thông thường cơ thể có nhiệt độ từ 35-37 độ C. Trong thời gian mang thai khi bị sốt nhiệt độ cơ thể mẹ bầu sẽ tăng cao trên 38 độ C.
- Cơ thể bị mất nước: Khi bị sốt nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ khiến mẹ bầu bị mất nước. Thông thường khi mất nước mẹ bầu sẽ cảm thấy thường xuyên bị khát nước, khô miệng, đau đầu, đau bụng, mệt mỏi và da bị khô.
- Đau cơ: Đây là triệu chứng nguy hiểm với mẹ bầu. Nếu như cơn sốt có kèm các triệu chứng bị đau cơ, đặc biệt là cơ lưng thì mẹ bầu cần đến ngay bác sĩ để thăm khám.
Ngoài ra mẹ bầu cũng sẽ gặp các dấu hiệu khác như: nóng lạnh bất thường, vã mồ hôi, ớn lạnh, buồn nôn, chóng mặt,…
Nguyên nhân khiến mẹ bầu mang thai tháng thứ 8 bị sốt
Việc nuôi dưỡng thai nhi, cộng thêm phải bảo vệ cho cả cơ thể mẹ và bé. Chính điều này khiến cho hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy yếu. Một số nguyên nhân chính khiến mẹ bầu mang thai tháng thứ 8 bị sốt là:
Bệnh cảm thông thường
Khi bị cảm lạnh thông thường thì mẹ bầu sẽ có thể bị kèm theo triệu chứng sốt, ho, sổ mũi,… Nhìn chung sau khoảng từ 5 đến 10 ngày, các triệu chứng này sẽ giảm và khỏi dần. Tuy nhiên, sau 10 ngày mẹ bầu vẫn không cảm thấy thuyên giảm thì cần tìm đến cơ sở y tế để khám bệnh.
Bệnh cúm
Đây được coi là nguyên chính gây nên sốt ở mẹ bầu, các triệu chứng của cúm gần giống như bệnh cảm lạnh thông thường như sốt, ho. Nhưng kèm theo đó là cơ thể đau nhức và thường nôn mửa. Trong trường hợp sốt do cúm mẹ bầu cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi và tiêm vacxin.
Do nhiễm trùng đường tiểu
Các triệu chứng khi bị nhiễm trùng đường tiểu gồm: Sốt, đi tiểu bị đau rát, nước tiểu có màu đục, thậm chí chảy máu. Bệnh này khá phức tạp vì dễ gây biến chứng, đặc biệt là đối với thai nhi. Vì vậy cần thường xuyên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, theo dõi.
Viêm màng ối
Viêm màng ối có các triệu chứng gồm sốt, người ớn lạnh, vã mồ hôi, tim đập nhanh và chảy máu ở âm đạo. Khi vào những tháng cuối của thai kỳ để tránh bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ lấy thai.
Cách điều trị an toàn cho mẹ bầu tại nhà
Hạ sốt
Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, điều đầu tiên cần làm đối với mẹ bầu là hạ nhiệt cơ thể. Các phương pháp giúp hạ nhiệt gồm:
- Lấy khăn thấm nước ấm và lau toàn bộ cơ thể, đặc biệt là ở cổ, bẹn, nách và ngực. Cơ thể mẹ bầu sẽ tăng sự tản nhiệt qua da, giúp hạ sốt hiệu quả hơn.
- Tách lòng trứng và ngâm với khăn mỏng, sau đó đặt lên lòng bàn chân. Khi khăn khô thì thay khăn mới. Cứ lặp lại cho tới khi nhiệt độ ở cơ thể giảm xuống.
- Uống nhiều nước: Khi sốt cơ thể sẽ bị mất nước, việc uống nhiều nước sẽ giúp hạ nhiệt. Đặc biệt nên uống các loại nước trái cây như nước cam, nước chanh,… sẽ giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.
Giữ ấm cơ thể
Tháng 8 thai kỳ bị sốt, mẹ bầu cần ở những nơi thoáng mát. Mẹ có thể mặc quần áo rộng rãi, nhưng vẫn phải giữ ấm cho cơ thể. Để tránh bị cảm lạnh không nên để gió thổi trực tiếp vào cơ thể.
Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể
Sữa không béo, thịt bò, tỏi, nấm, sữa chua, việt quất, chuối,… sẽ tăng sức đề kháng và hạn chế triệu chứng sốt. Mẹ bầu nên lựa chọn ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu. Tuyệt đối tránh ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
Khi mang thai tháng thứ 8 bị sốt mẹ bầu có thể sử dụng những phương pháp hạ sốt trên. Bên cạnh đó, mẹ cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ của cơ thể. Nếu nhiệt độ không giảm và kéo dài, cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!