Cân nặng của mẹ bầu không chỉ là thước đo sự phát triển của em bé mà nó còn phản ánh sức khỏe của chính bản thân mẹ. Từ tam cá nguyệt thứ 2, khi em bé bắt đầu phát triển nhanh thì chỉ số cân nặng của mẹ cũng sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, 1 số mẹ bầu gặp phải tình trạng mang thai tháng thứ 7 không tăng cân. Đây có phải là vấn đề đáng lo ngại không và mẹ cần làm gì trong tình huống này?
Vì sao mẹ bầu cần tăng cân trong suốt thai kỳ?
Sức khoẻ và trọng lượng của cơ thể bé khi được sinh ra sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tăng cân của mẹ. Từ tuần thứ 20 trở đi, mỗi ngày thai nhi tăng khoảng 30g đồng thời cần nhiều năng lượng để hoạt động. Để đảm bảo cho sự phát triển của bé thì cơ thể mẹ bầu cần tăng cân để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, do thể trạng, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của các mẹ là khác nhau nên việc tăng bao nhiêu cân trong cả thai kỳ cũng không giống nhau. Chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ nên tăng từ 11 – 15kg so với trước khi mang thai và nên tăng đều qua từng giai đoạn:
- Tam cá nguyệt đầu tiên: tăng tổng cộng từ 900g đến 1,8kg
- 3 tháng giữa: tăng tổng cộng từ 5 – 6kg, trung bình mỗi tuần tăng 500g.
- Mẹ tăng tổng cộng từ 3 – 5kg, trung bình mỗi tuần tăng khoảng 500g là mức tăng cân lý tưởng của 3 tháng cuối thai kỳ.
Vì sao mẹ mang thai tháng thứ 7 không tăng cân?
Như đã khuyến cáo, tháng thứ 7 mẹ nên tăng thêm 1 – 2kg để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà cơ thể mẹ không tăng cân:
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Ở giai đoạn này, bà bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng đa dạng từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau củ, trái cây,… để thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. Nếu ăn uống thất thường, không đủ chất thì cơ thể mệt mỏi, không đủ năng lượng cung cấp cho thai nhi cũng như đảm bảo sinh hoạt hằng ngày của mẹ dẫn đến việc không thể tăng cân.
Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi khi mang thai tháng thứ 7
Bà bầu suy nghĩ quá nhiều, áp lực, mệt mỏi từ công việc hay cuộc sống cũng có thể dẫn đến stress, mất ngủ khi mang thai, tâm trạng bất ổn. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân khiến cơ thể gầy mòn, khó hấp thu dinh dưỡng.
Gặp vấn đề về các bệnh lý
Nếu mang thai nhưng không thể tăng cân dù có ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái thì rất có thể các mẹ đang mắc phải bệnh lý nào đó. Trong trường hợp này, chị em nên gặp bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài những nguyên nhân trên, cũng có thể do cơ địa của các mẹ nên khi mang thai tháng thứ 7 không tăng cân hoặc tăng rất ít.
Mang thai tháng thứ 7 không tăng cân có sao không?
Giai đoạn này thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện, nặng từ 1.5 – 2kg và bé vẫn cần năng lượng cho việc về đích vào thời kỳ cuối nên việc tăng cân trong tháng thứ 7 cũng rất quan trọng. Khi mang thai tháng thứ 7, cân nặng của bà bầu cần được đảm bảo để nuôi dưỡng bào thai, cung cấp đủ oxy giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Nếu cân nặng không đảm bảo, không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết con rất dễ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa…
Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp mẹ không tăng cân nhưng thai nhi vẫn đáp ứng đủ các nhu cầu phát triển cần thiết thì mẹ cũng không nên quá lo lắng. Ngược lại, chị em cũng không nên chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để nhận được những lời khuyên hợp lý.
Mẹ nên làm gì khi mang thai tháng thứ 7 không tăng cân?
Tháng thứ 7 – tháng đầu tiên của tam cá nguyệt thứ 3 là lúc tạo tiền đề cho quá trình sinh nở thuận lợi sau này. Chính vì vậy, để duy trì cân nặng của mẹ và sự phát triển của thai nhi, chị em nên lưu ý các vấn đề sau nếu như không tăng cân trong tháng này:
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống
Chị em nên giảm những đồ ăn vặt ít dinh dưỡng như chocolate, bánh ngọt, các loại bánh nhiều đường ít chất béo; tăng cường rau xanh và quả tươi… Các thực phẩm này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ mà còn giúp hấp thu tốt đa dưỡng chất cho bé. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thức ăn giàu canxi như sữa, phomai, cà hồi, cá ngừ… để giảm tình trạng căng cơ, chuột rút gây mệt mỏi cho bà bầu.
Từ giờ cho đến lúc sinh, nhu cầu dinh dưỡng cho bào thai tăng mạnh. Mỗi ngày mẹ cần ăn thêm khoảng 840kcal mỗi ngày để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng từ mẹ. Bạn nên ăn thành 2 bữa chính, 3 bữa phụ trong ngày để đảm bảo sự hấp thụ của cơ thể và không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Không tăng cân không hẳn là không tốt, nhưng nếu như mẹ tăng quá 900gr/1 tuần trong giai đoạn này thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng
Chị em nên thường xuyên tập tập thể dục đều đặn để giúp đẩy mạnh quá trình tuần hoàn, làm tăng lượng dưỡng khí và dưỡng chất đến thai nhi. Tập thể dục, các bài tập yoga hoặc thường xuyên đi bộ còn giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu giúp mẹ khỏe, con khỏe và tăng cân đều đặn trong suốt thai kỳ.
Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái
Tinh thần lạc quan cũng là 1 yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của mẹ. Chị em nên tránh stress, căng thẳng, phải luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Bà bầu thường xuyên cười nói sẽ giúp cho bé sau này lớn lên hoạt bát, vui vẻ… Mẹ còn cách vạch đích không xa nên hãy làm những gì tốt nhất cho sự hoàn thiện và phát triển của thai nhi ở giai đoạn quan trọng này.
Không chỉ cân nặng của thai nhi mà cân nặng của mẹ trong suốt thai kỳ cũng là 1 điều mẹ cần quan tâm. Hy vọng những thông tin trên giúp mẹ mang thai tháng thứ 7 không tăng cân bớt lo lắng hơn. Chúc bà bầu và bé yêu khỏe mạnh ở giai đoạn mang thai cuối cùng này.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!