Mẹ mang thai dạ dưới có nguy hiểm không? Bí quyết nào để mẹ gặp tình trạng này có thai kỳ khoẻ mạnh? Nếu nắm được kiến thức đúng đắn, cả mẹ và bé sẽ phát triển bình thường và an toàn.
Hiện tượng mang thai dạ dưới
Bụng dưới còn được gọi là dạ dưới. Vì thế, mang thai bụng dưới còn được nhiều người biết đến qua cách gọi: mang thai dạ dưới. Đây là tình trạng bụng bầu to và hơi chèn ngang ở phần dưới bụng.
Khi nào xảy ra hiện tượng này?
Hai yếu tố chính dẫn đến tình trạng trên chính là cấu tạo cơ địa của mẹ hoặc vị trí nằm của thai nhi.
Cấu tạo cơ địa của mẹ
Mang thai dạ dưới là dấu hiệu phản ánh phần nào về cơ bụng của mẹ.
Vị trí nằm của thai nhi
Nhiều bác sĩ đúc kết rằng: vị trí của thai nhi trong tử cung sẽ quyết định mẹ mang thai dạ trên hay dạ dưới.
Nó có nguy hiểm không?
Hiện tượng này hoàn toàn không hề gây hại đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, do bụng hơi tụt xuống so với những mẹ bầu khác, mẹ mang thai dạ dưới di chuyển khá khó khăn.
Nhất là với những mẹ thấp người, việc đi lại sẽ không thoải mái. Dáng đi cũng không được thanh thoát lắm.
Những điều có thể mẹ chưa biết về mang thai dạ dưới
Mẹ sẽ sinh con trai?
Dân gian quan niệm rằng: mang thai dạ dưới là dấu hiệu của việc sinh con trai.
Tuy nhiên, đến hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này. Những dấu hiệu sinh con trai hay gái thường dựa vào dáng bầu ngực, tóc, nước tiểu, nhịp tim, …
Mẹ mang thai dạ dưới có dễ sinh?
Thực ra đây cũng là một câu hỏi chưa có lời đáp chính thức. Thông thường, sức khoẻ mẹ bầu và độ mở của tử cung sẽ ảnh hưởng đến việc sinh khó hay dễ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp thai kỳ khoẻ mạnh. Kết hợp với thời gian biểu nghỉ ngơi hợp lý, thai nhi sẽ được đảm bảo phát triển toàn diện.
Các thực phẩm giàu chất đạm rất cần thiết trong quá trình phát triển các bộ phận, cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là bộ não. Thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa là những thực phẩm mẹ không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung sắt và tăng cường thực phẩm giàu canxi như tôm, tép, cua, …
Tư thế ngủ nào phù hợp nhất?
Nằm ngủ nghiêng, nhất là nghiêng sang trái sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn. Tư thế ngửa hoặc nghiêng sang phải trong thời gian dài có thể gây cản trở lượng máu truyền cho thai nhi.
Khi thức dậy, mẹ đừng vội ngồi bật dậy ngay. Mẹ nên chống tay và nghiêng người ngồi dậy từ từ. Lúc ngồi, mẹ cũng nên ngồi tựa thẳng lưng vào thành ghế. Một chiếc gối nhỏ mềm mại cũng có thể là vật kê lưng lý tưởng cho mẹ thấy thoải mái hơn.
Vận động nhẹ nhàng
Một chế độ vận động nhẹ nhàng rất có lợi cho mẹ bầu. Mẹ có thể di chuyển nhẹ nhàng trong khoảng cách gần, tuyệt đối không nên nằm một chỗ quá lâu. Nếu mẹ có sức khỏe yếu, có tiền sử sinh non, sảy thai, mẹ nên hạn chế di chuyển nhé!
Yoga, đi bộ, … có thể giúp mẹ giải tỏa stress và ngủ ngon hơn trong suốt thai kỳ. Tập luyện đều đặn các bài thể dục sẽ giúp mẹ thấy việc sinh nở không còn đáng sợ nữa.
Nếu cảm thấy bị đau bụng dưới thường xuyên, mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Đây có thể là dấu hiệu của sinh non, nhất là vào những tuần cuối của thai kỳ.
Mẹ mang thai dạ dưới là tình trạng khá phổ biến gần đây. Giữ vững tâm lý, tinh thần vui vẻ và sinh hoạt hợp lý, mang thai dạ trên hay dạ dưới cũng sẽ trải qua thai kỳ khoẻ mạnh nhất!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!