Mang thai ăn cay được không là nỗi lo của các mẹ bầu khi thèm ăn. Câu trả lời là được nhưng tùy vào từng giai đoạn mang thai. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Vậy mang thai ăn cay được không? Có thai ăn cay được không?
- Mang thai ăn cay thế nào cho đúng?
Ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ớt được xem như một loại gia vị không thể thiếu trong hầu hết các bữa ăn trong gia đình. Với vị cay tự nhiên, nhiều người cho rằng ăn ớt sẽ giúp kích thích vị giác và ngon miệng hơn.
Nhưng trên thực tế, chất tạo vị cay trong ớt (Capsaicin) có thể gây tổn thương niêm mạc hầu, thực quản, dạ dày dẫn đến viêm loét và phù niêm mạc. Tiếp xúc trực tiếp với chất Capsaicin có thể gây co mạch và khởi phát cơn đau túi mật. Chính vì thế, mẹ bầu hạn chế nhất có thể việc ăn ớt trong suốt quá trình mang thai. Nếu thường xuyên ăn ớt, mẹ bầu sẽ có thể gặp tình trạng táo bón, chướng bụng, trĩ thai kỳ,…
Mang thai ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi? (Ảnh: istockphoto)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cay là một số gia vị có thể thẩm thấu lượng nhỏ vào dịch ối, giúp thai nhi đã phát triển có thể nếm được. Việc vị cay lượng rất nhỏ đi vào dịch ối hoàn toàn không gây ảnh hưởng tiêu cực gì cho bé, mà ngược lại còn có thể tạo sự đa dạng trong khẩu vị. Thai nhi những tháng cuối đã dần hình thành đầy đủ chức năng nên việc ăn gia vị phù hợp còn làm bé khi sinh ra không kén ăn.
Thực tế, có rất nhiều quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, ở đó các mẹ thường xuyên ăn đồ có hàm lượng cay cao, ngay cả khi mang thai cũng bình thường. Cho đến hiện tại thì trẻ em mới được sinh ra ở những quốc gia này cũn đều phát triển khoẻ mạnh và không có bất kỳ báo cáo nào ngăn việc ăn cay khi mang thai cả.
Khám phá thêm:
Vậy mang thai ăn cay được không?
Rõ ràng ăn cay không gây hại cho thai nhi. Nhưng thực tế khi mang thai ăn cay lại gây ra nhiều khó khăn cho chính mẹ bầu. Đặc biệt về vấn đề tiêu hoá theo từng giai đoạn.
3 tháng đầu thai kỳ
Mang thai 3 tháng đầu ăn cay được không là mối bận tâm của các mẹ bầu. Giai đoạn này có nhiều lời đồn thổi rằng ăn quá cay có thể gây sảy thai, đây là lời không có căn cứ và cơ sở. Lúc này mẹ bầu trong giai đoạn ốm nghén, thường xuyên nôn ói và cực kỳ nhạy cảm với mùi vị. Chỉ cần nếm một ít vị cay đã có thể vượt quá giới hạn chịu đựng cho cơ thể nhạy cảm.
Nếu ăn thực phẩm quá cay còn làm tăng tần suất nôn ói hơn, và nếu ăn cay xong lại nôn trở ra thì vị tê cay thực sự có thể làm mẹ sợ hãi. Trong tình huống tệ nhất, nôn ói nặng làm mẹ mất sức, mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng cũng gây khó khăn cho việc mang thai.
Nếu ăn thực phẩm quá cay có thể làm mẹ nôn ói nhiều hơn (Ảnh: istockphoto)
3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ có thai ăn cay được không?
Giai đoạn này mẹ bầu bắt đầu thèm ăn và thèm những thực phẩm đôi khi có phần khác bình thường. Một số mẹ thèm ngọt, một số mẹ chỉ muốn ăn chua cả ngày, cũng có không ít mẹ thèm đồ cay kinh khủng. Giai đoạn nôn ói đã qua, ăn cay có thể không tác động đến khẩu vị của mẹ mang thai nữa. Nhưng ở một mặt khác, ăn cay không hề tốt cho mẹ trong các tháng cuối.
Khi này thai nhi đã dần lớn lên, chiếm vị trí trong ổ bụng khiến mẹ rất dễ gặp vấn đề về tiêu hoá. Mẹ bầu thường bị trào dịch dạ dày, ợ nóng, khó tiêu. Đồ ăn cay thúc đẩy quá trình gây ợ nóng tăng lên liên tục. Nó sẽ khiến các mẹ khó chịu vì cảm giác nóng ran phần ngực và họng.
Thêm nữa, đồ cay có thể gây tổn thương phần dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa. Đôi khi có thể dẫn đến các triệu chứng khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Khám phá thêm:
Mang thai ăn cay thế nào cho đúng?
Nếu thực sự mẹ bầu không thể vượt qua cơn thèm cay thì cũng không nên quá kiêng khem hạn chế gia vị hấp dẫn này. Khi có thai, việc kiêng thèm sẽ gia tăng ức chế, ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng và sự phát triển của thai nhi. Vì thế các bác sĩ khuyên nếu thèm, mẹ bầu có thể ăn các món cay, nhưng trong liều lượng vừa đủ và đúng cách. Đây chính là lời giải đáp cho câu hỏi có bầu ăn cay được không.
Mẹ có thể ăn cay, nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải (Ảnh: istockphoto)
Khi ăn mẹ hãy lắng nghe cơ thể mình để biết khi nào trong giới hạn chịu đựng được và khi nào nên dừng lại. Chế biến món tại nhà để có thể chọn lựa thực phẩm cay tươi sạch có nguồn gốc. Hạn chế ăn đồ cay nhiều dầu mỡ, dầu cay, bột ớt không rõ không an toàn.
Nên chuẩn bị sẵn sữa tươi và mật ong. Khi cảm thấy quá cay, mẹ bầu có thể uống sữa hoặc mật ong để giảm cảm giác nóng ngực và họng.
Cho đến nay việc có bầu ăn cay được không chưa có sự cấm cản, hạn chế nào vì thế các mẹ bầu hãy yên tâm, giữ tâm trạng thoải mái. Tuy nhiên, dù có thèm món nào đến mấy, cũng nhớ phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp để bảo đảm sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như cơ thể mẹ.
Nguồn tham khảo: Bà bầu ăn cay được không? – Tuoitre
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!