Nhiều bà bầu lỡ uống thuốc say xe khi mang thai thường lo lắng việc thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tìm hiểu bài viết ngày hôm nay để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này nhé:
- Lỡ uống thuốc say xe khi mang thai, có ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
- Những loại thuốc say xe bà bầu có thể sử dụng
- Những biện pháp chống say xe không cần dùng thuốc cho bà bầu
Lỡ uống thuốc say xe khi mang thai, có ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
ThS. BS. Ngô Thị Yên, Khoa Khám bệnh – BV Từ Dũ cho rằng “Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh thuốc chống say tàu xe gây ảnh hưởng xấu cho thai. Tuy nhiên, tất cả các thuốc dùng trong thai kỳ đều phải được cân nhắc cẩn thận”. Tuy nhiên bác sĩ có lời khuyên với những mẹ bầu lỡ uống thuốc say xe khi mang thai, nếu lo lắng cho tình trạng thai nhi, có thể đến khám tại cơ sở sản khoa để xác định sớm tình trạng thai và được hướng dẫn sàng lọc trước sinh nhằm đánh giá sự phát triển bình thường hay không của thai nhi.
(Nguồn: Vinmec)
Xem thêm:
Bà bầu nên uống thuốc gì trong 3 tháng đầu để ngăn ngừa thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Những loại thuốc say xe bà bầu có thể sử dụng
Một số bà bầu say xe nặng nhưng có việc bắt buộc phải di chuyển trong quá trình mang thai thì việc uống thuốc sau xe khi mang thai là chuyện có thể làm chỉ cần mẹ bầu cân nhắc các yếu tố trong thuốc và nên nhận sự tư vấn đầy đủ của người có chuyên môn. Có một số loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa và điều trị chứng say tàu xe như Dimenhydrinate, Meclizine, Diphenhydramine, Scopolamine, Promethazine. Tuy nhiên, không phải tất cả các thuốc trên đều an toàn với phụ nữ có thai. Dược sĩ.ThS Trần Thị Ánh – Trưởng khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long gợi ý một số thuốc có thể xem xét sử dụng cho phụ nữ có thai:
Lưu ý mức độ ăn toàn cấp B theo tiêu chuẩn của FDA – Hoa Kỳ nghĩa là nghiên cứu trên động vật không thấy có nguy cơ đối với thai nhi và chưa có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ có thai.
Bên cạnh đó, để giảm bớt tình trạng buồn nôn khi say xe, thai phụ có thể sử dụng thêm Vitamin B6 với liều lượng 10-25mg/lần x 3-4 lần/ngày.
Như đã nói, trong quá trình mang thai, để hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng của các loại thuốc đến thai nhi thì mẹ bầu nên kiểu soát chất lượng, thành phần của các loại thuốc mà mình dùng. Trong trường hợp sau khi sử dụng thuốc mà phát sinh các hiện tượng bất thường thì phải đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ. Đặc biệt với những thai phụ có sẵn nền bệnh lý thì cần phải lưu ý điều này hơn gấp nhiều lần.
Xem thêm:
Bí quyết chọn thuốc sắt tốt, dễ uống và an toàn nhất cho bà bầu 3 tháng đầu
Những biện pháp chống say xe không cần dùng thuốc cho bà bầu
Nhiều thai phụ cho rằng có bầu lỡ uống thuốc say xe là không tốt, vậy thì hãy thử áp dụng các mẹo sau đây khi đi tàu xe hoặc máy bay để tránh việc uống thuốc ảnh hưởng đến thai nhi:
- Chọn ghế ngồi cạnh cửa sổ để có thể thấy không gian bên ngoài rộng lớn, quên đi không gian chật hẹp trên trong xe. Kết hợp với việc nhìn ra xa vào đường chân trời hoặc vật thể đứng yên ở xa.
- Cố gắng trò chuyện với những người xung quanh hoặc nghe nhạc để ‘đánh lạc hướng” suy nghĩ về cảm giác khó chịu dẫn đến buồn nôn.
- Sử dụng gối kê cổ chữ U hoặc gối tựa đầu để tránh các chuyển động không cần thiết cho phần đầu. Điều này giúp cố định trạng thái đầu cho thai phụ trong quá trình phương tiện di chuyển hay dằn sốc. Ngoài ra cũng hạn chế việc động đậy ảnh hướng đến thai nhi.
(Nguồn: istock)
- Nếu có điều kiện nên chọn các phương tiện còn mới, không có mùi hôi, ghế ngồi có đệm thoải mái. Ghế ngồi nên để ở trạng thái ngả càng nhiều càng tốt.
- Nên bố trí không gian thoáng mát (mở cửa sổ hoặc sử dụng điều hòa), tránh mùi mạnh, tránh nóng bức
- Nếu có dấu hiệu say xe trong khi di chuyển, nếu có thể nên dừng xe, ra ngoài và đi dạo xung quanh ít phút
- Tránh đọc sách, xem phim hoặc tập trung vào màn hình điện thoại khi di chuyển
- Tránh những bữa ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc ăn no trước khi đi
- Ăn kẹo gừng hay bấm huyệt cũng là một giải pháp giúp giảm chứng buồn nôn, say xe
Những biện pháp chống say xe không cần dùng thuốc cho bà bầu
Ngoài ra, dưới đây là các lời khuyên chọn chỗ ngồi thích hợp cho mẹ bầu dễ say xe:
- Nếu đi ô tô, nên ngồi ở phía trước của xe hoặc các hàng ghế phía trên thay vì ngồi ở các hàng ghế dưới
- Nếu đi máy bay, nên ngồi ở khu vực ghế gần cánh máy bay để giảm sự rung lắc
- Nếu đi thuyền, nên lựa chọn vị trí ngồi ở boong dưới hoặc cabin
Nếu lỡ uống thuốc say xe khi mang thai thì mẹ bầu cũng đừng nên quá lo lắng vì chưa có một tài liệu khoa học nào chứng mình tác hại của thuốc say xe với thai nhi. Tuy nhiên để hạn chế dùng thuốc trong thai kỳ, nếu say xe không ở dạng nặng thì bà bầu nên áp dụng các biện pháp chống say xe không cần dùng thuốc kể trên.
Nguồn thông tin:
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!