Làm mẹ đơn thân là điều không hề dễ dàng nhất là với những người mẹ chưa sẵn sàng về mặt tài chính. Bài viết này giúp những người làm mẹ đơn thân trả lời hai câu hỏi quan trọng để những gánh nặng tài chính có thể được giảm bớt phần nào:
- Làm mẹ đơn thân có được hưởng trợ cấp xã hội không?
- Mẹ đơn thân không đăng ký hết hôn có được hưởng chế độ thai sản không?
Làm mẹ đơn thân có được hưởng trợ cấp xã hội không?
Làm mẹ đơn thân dù vì nguyên nhân gì thì cũng là những người hết sức dũng cảm. Tuy nhiên bước vào con đường đơn thân, không phải người mẹ nào cũng có tài chính vững vàng để duy trì quá trình nuôi con. Thậm chí có những người mẹ đơn thân còn không nhận được trợ cấp từ ba của con mình. Vậy người mẹ đơn thân trong trường hợp nào sẽ nhận được trợ cấp xã hội?
(Nguồn: Freepik)
Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP, quy định các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội, trong đó, điều số 4 đề cập đến người làm cha/mẹ đơn thân như sau:
- Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con)….
Vậy theo quy định trên, để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, mẹ đơn thân cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Thuộc hộ nghèo. Theo Điều 2 quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, hộ nghèo là:
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
(Nguồn: Freepik)
- Không có chồng hoặc không có vợ, nghĩa là không nhận được bất cứ nguồn trợ cấp nào từ bố/mẹ của con mình.
- Đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng con đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
Mẹ đơn thân nào đáp ứng ba điều kiện trên có thể chuẩn bị hồ sơ để xin hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nhằm giảm bớt áp lực tài chính khi nuôi con.
Xem thêm:
Ảnh hưởng của nhau bám mặt trước tới sức khoẻ và giới tính thai nhi
Mẹ đơn thân không đăng ký hết hôn có được hưởng chế độ thai sản không?
Hưởng chế độ thai sản là phúc lợi người những lao động nữ khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Không chỉ có người vợ mà cả người chồng có vợ mang thai cũng được hưởng chế độ thai sản để đảm bảo về thu nhập và sức khoẻ trong giai đoạn đầu nuôi con. Vậy, với những người mẹ đơn thân, thậm chí là không có đăng ký kết hôn thì có được hưởng chế độ thai sản không nếu vẫn tham gia BHXH đầy đủ?
Đầu tiên, chúng ta phải xét tới đối tượng được hưởng chế độ thai sản và điều kiện để được hưởng chế độ thai sản.
- Căn cứ điều 31 – Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các trường hợp sau sẽ thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản:
- Là lao động nữ mang thai
- Là lao động nữ sinh con
- Là lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
- Là người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuôi
- Là lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
- Là lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con
(Nguồn: Freepik)
Xem thêm:
Chi phí đi sinh tại bệnh viện Từ Dũ với chi tiết bảng giá cho mẹ tham khảo
- Căn cứ theo quy định tại Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, điều kiện để người lao động hưởng chế độ thai sản là:
- Đối với trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì điều kiện được hưởng là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
- Đối với trường hợp sinh con mà đã đóng đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chi định của bác sĩ, cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì điều kiện được hưởng chế độ thai sảnlà phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc kể cả trường hợp thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Vậy, trong quy định của pháp luật, không hề phân biệt lao động có gia đình hay lao động đơn thân, việc có đăng kí kết hôn hay không cũng không nêu trong quy định, nghĩa là không ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản của mẹ đơn thân, miễn mẹ có đóng đầy đủ bảo hiểm như quy định.
Làm mẹ đơn thân là một hành trình khá khó khăn, người lao động nữ một khi đi trên hành trình này cần giữ vững tinh thần, chuẩn bị tài chính, mở rộng mối quan hệ để có thể nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!