Kích thước thai nhi theo tuần là những chỉ số mà các bậc phụ huynh cần nắm để biết chắc rằng con mình đang phát triển một cách ổn định. Ngoài ra phụ huynh còn nên biết các thông tin về chăm sóc thai nhi hiệu quả.
- Kích thước thai nhi theo tuần – Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế!
- Lưu ý khi thai nhi không tăng trưởng theo tiêu chuẩn
- Làm gì để cân nặng thai nhi đúng chuẩn
Kích thước thai nhi theo tuần – Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế!
Tổ chức WHO công bố bảng theo dõi cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi để phụ huynh theo dõi. Theo đó, từ tuần 1 đến tuần 7 là thời gian phát triển của phôi thai, lúc này cơ thể em bé chưa được thành hình rõ ràng. Các chỉ số tăng trưởng bắt đầu từ tuần thứ 8 và được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Xem thêm:
Thai gò nhiều có sao không và 6 kiểu thai gò mẹ nên biết cách phân biệt
|
Tuần thai kỳ |
Chiều dài |
Cân nặng |
Tuần 1 |
– |
– |
Tuần 2 |
– |
– |
Tuần 3 |
– |
– |
Tuần 4 |
– |
– |
Tuần 5 |
– |
– |
Tuần 6 |
– |
– |
Tuần 7 |
– |
– |
Tuần 8 |
1,6 cm |
1 gram |
Tuần 9 |
2,3 cm |
2 gram |
Tuần 10 |
3,1 cm |
4 gram |
Tuần 11 |
4.1 cm |
7 gram |
Tuần 12 |
5,4 cm |
14 gram |
Tuần 13 |
7,4 cm |
23 gram |
Tuần 14 |
8,7 cm |
43 gram |
Tuần 15 |
10,1 cm |
70 gram |
Tuần 16 |
11,6 cm |
100 gram |
Tuần 17 |
13 cm |
140 gram |
Tuần 18 |
14,2 cm |
190 gram |
Tuần 19 |
15,3 cm |
240 gram |
Tuần 20 |
16,4 cm |
300 gram |
Tuần 21 |
26,7 cm |
360 gram |
Tuần 22 |
27,8 cm |
430 gram |
Tuần 23 |
28,9 cm |
501 gram |
Tuần 24 |
30 cm |
600 gram |
Tuần 25 |
34,6 cm |
660 gram |
Tuần 26 |
35,6 cm |
760 gram |
Tuần 27 |
36,6 cm |
975 gram |
Tuần 28 |
37,6 cm |
1,005 kg |
Tuần 29 |
38,6 cm |
1,153 kg |
Tuần 30 |
39,9 cm |
1,319kg |
Tuần 31 |
41,1 cm |
1,502 kg |
Tuần 32 |
42,4 cm |
1,702 kg |
Tuần 33 |
43,7 cm |
1,918 kg |
Tuần 34 |
45 cm |
2,146 kg |
Tuần 35 |
46,2 cm |
2,383 kg |
Tuần 36 |
47,4 cm |
2,622 kg |
Tuần 37 |
48,6 cm |
2,859 kg |
Tuần 38 |
49,8 cm |
3,083 kg |
Tuần 39 |
50,7 cm |
3,288 kg |
Tuần 40 |
51,2 cm |
3,462 kg |
Tuần 41 |
51,7 cm |
3,597 kg |
Tuần 42 |
51,9 cm |
3,685 kg |
Hình dung kích thước thai nhi qua các loại thực phẩm quen thuộc thì con của chúng ta sẽ như thế này
Khi được 8 tuần tuổi, phôi thai sẽ bằng một trái nho thôi
Vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ, em bé nặng 14 gr, bằng một quả chôm chôm.
Giữa tam cá nguyệt thứ hai, lúc này trong bụng mẹ là một em bé to bằng… củ khoai lang.
Bước sang tuần thứ 27, em bé đã có chiều dài 36.6 cm
Bước sang những tuần cuối thai kỳ, khoảng tuần 34, lúc này bụng mẹ đã chứa “một trái dưa lưới” nặng 2.1 kg.
Lưu ý khi thai nhi không tăng trưởng theo tiêu chuẩn
Trong quá trình thăm khám, nếu phát hiện chỉ số tăng trưởng của thai nhi có sự chênh lệch lớn với bảng tiêu chuẩn thì ba mẹ nên cẩn thận. Dưới đây là những lưu ý từ bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Phương Loan – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc:
- Nếu thai nhi phát triển dài hơn và nặng hơn so với bảng tiêu chuẩn, nhất là trong cuối tam cá nguyệt thứ ba, đây là biểu hiện của việc trẻ phát triển hơn so với tuổi thai. Tình trạng này sẽ khiến việc chuyển dạ và sinh nở của mẹ bầu gặp khó khăn. Nếu kích thước của bé lớn hơn so với bảng tiêu chuẩn 3cm, thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường hoặc béo phì từ trong bụng mẹ.
- Nếu thai nhi có các chỉ số thấp hơn so với bảng trên, thậm chí ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm so với chiều dài thực sự của tuổi thai, mẹ cần đến bác sĩ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân thực sự của việc phát triển kém từ đó có hướng xử lý kịp thời. Bởi lẽ nếu thai nhi quá nhẹ cân, bé có thể bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, khi sinh ra dễ mắc các bệnh về phổi và có sức đề kháng yếu trong quá trình trưởng thành. Nhiều trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh của trẻ sau này…
- Trong tất cả những trường hợp bất thường của thai nhi, kể ra phát triển kém hay vượt mức so với tiêu chuẩn, bác sĩ đểu sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm kiểm tra lượng chất dinh dưỡng bé được nạp có vấn đề gì hay dây rốn có vấn đề gì… Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách điều chỉnh phù hợp như thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý qua đó cân đối lại cân nặng của thai nhi.
Xem thêm:
Mẹ bầu dùng dầu gió liệu có ảnh hưởng đến thai nhi?
Làm gì để cân nặng thai nhi đúng chuẩn
Để giúp thai nhi phát triển theo đúng chỉ số tiêu chuẩn, mẹ bầu cần lưu ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình trong suốt thai kỳ, cụ thể:
1. Không ăn quá nhiều để tránh thai nhi bị béo phì nhưng phải đủ chất dinh dưỡng để thai nhi không còi cọc.
2. Luôn theo dõi và kiểm soát cân nặng. Mức tăng cân lý tưởng trong cả thai kì của bà bầu chỉ nên từ 10 – 12kg. Nếu mang đa thai, có thể tăng khoảng 16 đến tối đa 20 kg
- Trong tam cá nguyệt thứ nhất, cân nặng nên tăng tối đa 1.5 – 2kg. Nếu thiếu cân, cần phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu thừa cân, có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg.
- Từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần mẹ bầu có thể tăng khoảng 0.5kg, nhưng nếu thừa cân chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0.2 – 0.3 kg/tuần.
3. Duy trì chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Không nên quá căng thẳng, lo âu.
4. Thăm khám thai định kì.
Kích thước thai nhi theo tuần được theo dõi qua bảng cân nặng thai nhi quốc tế. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chỉ theo dõi chỉ số tăng trường của thai nhi mà còn phải kiểm soát cân nặng của bản thân. Giữ gìn sức khoẻ cho mẹ cũng là cách giữ gìn cho bé các mẹ nhé!
Nguồn thông tin: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn của WHO – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!