Hội chứng truyền máu song thai là gì? Các biện pháp phòng tránh dành cho mẹ bầu?

Bạn chưa kịp vui mừng vì biết tin mình có bầu song thai thì đã nghe bác sĩ tuyên bố mình bị hội chứng truyền máu song thai. Tình trạng này rất hiếm gặp, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1/10.000 ở các bà mẹ mang song thai nhưng vô cùng nguy hiểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hội chứng truyền máu song thai xảy ra khi mẹ mang song thai cùng trứng và cùng chia sẻ một bánh nhau. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm cho hai thai nhi trong bụng mẹ. Khi mắc hội chứng truyền máu song thai, hơn 90% thai sẽ chết nếu không được điều trị. Tệ hơn, nếu một trong hai thai còn sống thì 25% sẽ bị di chứng thần kinh rất nặng.

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Hiện tượng truyền máu song thai là gì?
  • Các triệu chứng khi mẹ bầu mắc hội chứng truyền máu song thai
  • Đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng này?
  • Làm thế nào để phòng tránh truyền máu song thai?
  • Các kỹ thuật y tế để chẩn đoán hội chứng truyền máu song thai
  • Các biện pháp điều trị hội chứng truyền máu song thai

Hội chứng truyền máu song thai là gì?

Hội chứng truyền máu song thai là một biến chứng rất nguy hiểm. Đó là khi mẹ mang thai cặp song sinh cùng trứng và cùng chia sẻ một bánh nhau. Hiện tượng này xảy ra trong trường hợp có kết nối mạch máu bất thường được hình thành trong nhau thai. Và nó dẫn đến tình trạng phân phối máu không đồng đều xảy ra ở giữa các thai nhi.

Mẹ đã biết chưa?

Song thai nhưng 1 thai lưu tuần 25 liệu có ảnh hưởng đến thai còn lại?

Mẹ mang song thai nên ăn uống như thế nào để các bé phát triển tốt?

Hệ quả dẫn đến là một em bé trong song thai được gọi là thai nhi cho. Thai nhi này sẽ truyền máu qua các động mạch đến bánh rau. Tuy nhiên, thai nhi sẽ không nhận được oxy cũng như những chất dinh dưỡng có trong máu ngược lại từ bánh rau qua tĩnh mạch. Đứa trẻ còn lại là thai nhi nhận, sẽ nhận được nhiều máu hơn so với lượng máu mà thai nhi cho truyền đến thông qua động mạch. Do đó, thai nhi cho sẽ bị thiếu chất cũng như oxy và thường có kích thước nhỏ hơn. Trong khi đó, vì nhận được nhiều máu nên hệ tuần hoàn của thai nhi nhận phải làm việc liên tục. Và điều này dẫn đến làm việc quá tải và chức năng tim mạch bị suy giảm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đây là một tình trạng rất nguy hiểm cho hai thai nhi trong bụng mẹ. Khi mắc hội chứng này, hơn 90% thai sẽ chết nếu không được điều trị. Tuy nhiên, nếu một cái thai còn sống thì 25% sẽ bị di chứng thần kinh rất nặng.

Các triệu chứng khi mẹ bầu mắc hội chứng truyền máu song thai

  • Huyết áp tăng
  • Cân nặng cơ thể tăng đột ngột
  • Tử cung có cảm giác tăng trưởng nhanh
  • Tử cung lớn hơn so với kỳ hạn
  • Ở thời kỳ đầu của thai kỳ, bàn tay và bàn chân bị sưng
  • Bị phù nặng
  • Bị đau bụng, co thắt hoặc đau thắt
  • Nôn mửa

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người mà các triệu chứng trên sẽ xuất hiện hoặc không. Do đó, khi có biểu hiện bất thường hoặc giống như các triệu chứng nêu trên, các mẹ cần đến bác sĩ để kịp thời được điều trị.

Đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng này?

Thông thường là những bà mẹ mang đa thai và có một bánh rau. Tuy nhiên, trong khi mang thai, nếu đi siêu âm thường xuyên các mẹ vẫn có thể phát hiện được. Do đó, chị em cần siêu âm thường xuyên để biết được kích thước và sức khỏe của cặp thai nhi.

Làm thế nào để phòng ngừa?

Một chế độ sinh hoạt phù hợp trong thời kỳ mang thai có thể giúp mẹ tránh được hội chứng này

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mẹ bầu cần nằm nghỉ ngơi trên giường hoặc nằm ngang. Có thể nằm nghiêng trên ghế sofa, sàn hay giường. Điều này giúp mẹ giảm áp lực lên cổ tử cung khi đang mang thai. Do đó, các mẹ cần hình thành thói quen nằm đúng tư thể dù có hoặc không mắc hội chứng này.
  • Nằm ngửa giúp sản phụ cải thiện lượng máu đến tử cung và thận. Do hai thai nhi mắc hội chứng này đang ở trong tử cung và đang phải chịu những bất thường trong nhau thai.
  • Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng. Vào khoảng giữa thai kỳ, tình trạng thiếu máu và thiếu chất đạm thường xảy ra ở thai nhi mắc hội chứng truyền song thai. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ thể của thai nhi. Do đó, mẹ cần bổ chất sung dinh dưỡng để:
    • Tăng năng lượng và giảm mệt mỏi cho bà bầu
    • Cải thiện các triệu chứng của hội chứng truyền máu song thai, giảm đa ối và nhu cầu can thiệp xâm lược.

Từ lúc thai nhi được 16 tuần cho đến lúc kết thúc thai kỳ, mẹ nên đi siêu âm thường xuyên để theo dõi theo thai nhi. Trong trường hợp các dấu hiệu cảnh báo về hội chứng này giảm thì mẹ vẫn nên tiếp tục đi siêu âm.

Nếu sản phụ có nguy cơ mắc hội chứng truyền máu song thai cao thì bác sĩ sẽ đưa thực đơn riêng và thêm vitamin để mẹ uống bổ  sung. Theo các nhà nghiên cứu của Hiệp hội truyền máu song thai, dinh dưỡng của mẹ có mối liên hệ đến hội chứng truyền máu song thai nhi.

Các kỹ thuật y tế để chẩn đoán bệnh

Chuẩn đoán bằng siêu âm

Dựa trên mức độ nước ối bao quanh mỗi thai nhi. Do thiếu oxy và chất dinh dưỡng nên thận của thai nhi cho có thể bị ngừng hoạt động và dẫn đến tình trạng thiếu ối. Trong khi đó thai nhi nhận có nhiều máu hơn nên lượng nước tiểu đào thải ra ngoài tăng lên để xử lý lượng máu mà thai nhi nhận được. Hậu quả là thai nhi nhận sẽ có lượng nước ối bao quanh nhiều hơn

Chuẩn đoán dựa trên kích thước mỗi thai nhi

Phương pháp này khó chuẩn đoán rõ ràng. Do một thai nhi có thể phát triển và lớn nhanh hơn trong khi đó thai nhi còn lại có kích thước trung bình.

Chuẩn đoán bằng cách chọc dò dịch ối

Đây là một trong cách xét nghiệm trước sinh để chuẩn đoán khả năng mắc hội chứng truyền máu song thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ mắc hội chứng này sau khi được sinh ra sẽ được nhận các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm đông máu (thời gian thromboplasin một phần (PTT) và prothrombin (PT))
  • Bảng trao đổi chất hoàn thiện để xác định cân bằng điện giải.
  • Chụp X-quang.
  • Xét nghiệm toàn phần.

Có thể bạn chưa biết:

Bảng cân nặng song thai chuẩn nhất cho mẹ

Ai dễ bầu song thai?

Nhận biết triệu chứng truyền máu song thai

Truyền máu song thai thường xảy ra tuần thứ mấy? Theo ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội, người mẹ thường nhận ra triệu chứng đầu tiên của hội chứng này sau tuần thứ 20 của thai kỳ là tình trạng đa ối của thai nhi nhận máu: bụng lớn nhanh, quần áo chật nhanh trong một thời gian ngắn, có thể khiến mẹ khó thở. Tuy nhiên, hội chứng này thường được phát hiện bằng siêu âm thai định kỳ trong giai đoạn từ 16 đến 22 tuần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Hội chứng truyền máu song nhi không có triệu chứng rõ rệt, khi thai phụ cảm thấy tức bụng là đã trễ, đã vào giai đoạn cuối, khả năng thai nhi tử vong trong bụng mẹ rất cao. Để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, thai phụ mang song thai cần khám thai đúng lịch tại các cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện chẩn đoán hiện đại để phát hiện sớm và xử trí kịp thời, tránh được các rủi ro cho em bé.”.

Cũng theo ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, hiện tượng truyền máu thai đôi nếu xuất hiện trước tuần thứ 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi tử vong gần như là00% nếu không được can thiệp kịp thời và đúng kỹ thuật.

Theo tamanhhospital.vn

Các biện pháp điều trị hội chứng truyền máu song thai

  • Cho mẹ dùng indocin.
  • Chọc nước ối để thoát lượng dư thừa, giúp cải thiện được lưu lượng máu trong nhau thai và giảm thể tích nước ối. Hơn nữa, việc này còn làm giảm nguy cơ sinh non. Đây là phương pháp có thể giúp cứu khoảng 60% trẻ bị ảnh hưởng.
  • Mở thông giữa hai buồng ối
  • Hủy một thai bằng cắt dây rốn hoặc laser
  • Hủy thai có chọn lọc bằng phẫu thuật
  • Đốt mạch nối giữa hai thai bằng laser
  • Truyền máu cho thai trong buồng tử cung

Tuy nhiên, một số phương pháp trên đây nếu thực hiện sẽ có nguy cơ rủi ro cao

  • Việc hút giảm thể tích ối thường lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng cao, thời gian giữ thai sẽ không được lâu.
  • Nguy cơ để lại di chứng cao nếu hủy một thai bằng kẹp dây rốn khi thai nhi bất thường hoặc nếu sống.
  • Nguy cơ dây chằng màng ối nếu dùng phương pháp mở thông màng ối. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng phương pháp này.

Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu ích về hội chứng truyền máu song thai. Trong thời kỳ thai kỳ, nếu mang thai cặp hoặc ba, mẹ bầu hãy thường xuyên đi siêu âm và theo dõi sức khỏe của thai nhi. Việc này sẽ giúp các mẹ tránh được hội chứng truyền máu song thai nguy hiểm, sinh con ra được khỏe mạnh và vui vẻ.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Huyen Dang