Thai bao nhiêu tuần thì không siêu âm đầu dò? Hình thức siêu âm này có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi và mẹ bầu hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết ngay sau đây nhé!
Phương pháp siêu âm đầu dò trong giai đoạn mang thai sớm sẽ giúp các mẹ bầu kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản, đồng thời chẩn đoán các bệnh lý như ung thư các cơ quan sinh sản, u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung,… Vì thế, việc hiểu rõ về hình thức siêu âm này là điều vô cùng cần thiết.
Thế nào là siêu âm đầu dò ở phụ nữ mang thai?
Siêu âm đầu dò là phương pháp được các bác sĩ chuyên môn thực hiện để phát hiện, chẩn đoán các bệnh lý ở ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung, tử cung và âm đạo của phụ nữ.
Không giống siêu âm thành bụng, trong quá trình siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ đưa một đầu dò chuyên dụng 2 -3 inch vào bên trong ống âm đạo, tiếp xúc qua ngõ âm đạo bằng việc sử dụng sóng âm tần cao để hiển thị hình ảnh chuyên sâu, có độ chính xác cao.
Đối với những mẹ bầu trong giai đoạn đầu thai kỳ, hình thức siêu âm này sẽ giúp theo dõi thể trạng thai nhi, mức độ phát triển và các vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra:
- Xác định vị trí của thai nhi, từ đó có thể sớm phát hiện trường hợp mang thai ngoài tử cung. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm khi thai ngoài tử cung bị vỡ như vỡ ống dẫn trứng hay nhiễm trùng ổ bụng (siêu âm thông thường không thể thực hiện vì không hiển thị hình ảnh phôi thai).
- Theo dõi nhịp tim thai nhi một cách chính xác, từ đó chẩn đoán nguy cơ sảy thai.
- Phát hiện các loại bệnh lý của mẹ liên quan đến tử cung (độ dày niêm mạc), buồng trứng (vòi trứng, u nang buồng trứng) hoặc nguyên nhân gây chảy máu bất thường (nếu có).
Thai bao nhiêu tuần thì không siêu âm đầu dò?
Vì là phương pháp siêu âm được tiến hành trong giai đoạn đầu mang thai, nên đã có không ít mẹ bầu thắc mắc rằng liệu thai 2 – 3 tuần tuổi có thể siêu âm đầu được không? Theo đó, ở giai đoạn này, phôi thai chỉ mới ở trong bước đầu làm tổ, cần thêm rất nhiều thời gian để túi thai đi vào trong tử cung.
Chính vì thế, siêu âm bằng đầu dò trong thời điểm này sẽ là quá sớm và thiếu chính xác, thậm chí có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tốt nhất là thai phụ nên chờ thêm 1 đến 2 tuần nữa theo chỉ định của bác sĩ.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên thực hiện siêu âm thai đầu dò để có kết quả theo dõi chính xác nhất. Bởi trong giai đoạn này phôi thai vẫn còn rất nhỏ nên phương pháp này sẽ sẽ mang lại kết quả tốt hơn so với siêu âm thành bụng.
Tuy nhiên trong một số trường hợp thai lớn, nhau thai bám sâu, đầu thai quay đầu xuống dưới che khuất sóng âm khiến các bác sĩ nghi ngờ hiện tượng nhau tiền đạo. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để xác định vị trí bánh nhau.
Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng đến thai không?
Phần lớn các mẹ bầu đều lo lắng việc đưa thiết bị đầu dò vào âm đạo có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tuy nhiên, đây là hình thức siêu âm đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nên luôn được tiến hành bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Theo đó, các bác sĩ sản khoa cho biết, trong suốt quá trình siêu âm đầu dò, thiết bị chỉ được di chuyển quanh âm đạo của mẹ bầu, hoàn toàn không chạm vào cổ tử cung. Chính vì thế, việc siêu âm sẽ không gây ra bất kỳ thương tổn nào cho tử cung và cổ tử cung, từ đó thai nhi cũng sẽ được bảo vệ an toàn.
Những lưu ý khi siêu âm thai đầu dò
Sau khi đã nắm được thai bao nhiêu tuần thì không siêu âm đầu dò, các mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau đây để quá trình siêu được diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác nhất:
- Lựa chọn trang phục thoải mái khi đi siêu âm.
- Giữ cho tinh thần và tâm lý thật thoải mái. Sự căng thẳng và áp lực có thể sẽ gây khó khăn cho quá trình siêu âm.
- Trước khi thực hiện siêu âm thai đầu dò, mẹ cần hạn chế uống nước và nên đi tiểu được bàng quang rỗng, giúp thu được kết quả chính xác hơn.
- Cần lựa chọn những bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ siêu âm đầu dò giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.
- Mặc dù đây là phương pháp siêu âm cho kết quả có độ chính xác cao, nhưng chị em không nhất thiết phải chọn thực hiện kỹ thuật này trong mỗi lần khám thai. Khi thai nhi phát triển hơn thì nên siêu âm thành bụng.
Tạm kết
Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây, các mẹ bầu đã biết thai bao nhiêu tuần thì không siêu âm đầu dò, cũng như có thêm kiến thức bổ ích về phương pháp này. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần thăm khám và theo dõi sức khỏe định kỳ để hạn chế những tình trạng xấu xảy ra. Đồng thời được các bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thật hợp lý.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!