Hội chứng rượu bào thai được xem là một trong những tình trạng dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ. Vậy hội chứng rượu bào thai là gì? Triệu chứng và cách điều trị ra sao?
Tại sao xảy ra hội chứng rượu bào thai?
Hội chứng rượu bào thai là gì?
Hội chứng rượu bào thai có tên tiếng Anh là FAS – fetal alcohol syndrome. Đây là một trong năm rối loạn nằm trong rối loạn phổ rượu thai nhi (fetal alcohol spectrum disorder).
Hội chứng có thể gây tổn thương đến trí não ở trẻ sơ sinh và hạn chế tăng trưởng ở thai nhi.
Nguyên nhân xảy ra hội chứng rượu bào thai
Mẹ uống rượu trong quá trình mang thai là nguyên nhân dẫn đến hội chứng này. Cụ thể là:
- Rượu xâm nhập vào máu của mẹ và truyền qua nhau thai đến bào thai.
- Quá trình chuyển hóa rượu ở bào thai diễn ra chậm hơn ở mẹ. Điều này sẽ dẫn đến nồng độ rượu trong bào thai cao hơn trong cơ thể mẹ.
- Rượu làm cản trở việc cung cấp dinh dưỡng và oxy tối ưu cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- Trước khi sinh, nếu tiếp xúc với rượu, mẹ có thể gây hại cho sự phát triển của các mô và cơ quan, gây tổn thương đến não vĩnh viễn ở trẻ.
- Càng uống nhiều rượu khi mang thai, nguy cơ thai nhi gặp nguy hiểm càng lớn. Vì vậy, bạn nên chú ý tuyệt đối không uống rượu khi có thai.
Triệu chứng hội chứng rượu bào thai
Để phát hiện sớm và điều trị hội chứng này ở trẻ, bạn nên tham khảo các dấu hiệu hội sau đây:
Dị tật về cơ thể
Những đặc điểm trên khuôn mặt có dấu hiệu bất thường như:
- Môi trên rất mỏng và có thể bị chẻ.
- Đôi mắt nhỏ.
- Mũi hếch và ngắn.
- Các khớp ở chân, tay hay các khớp ngón tay bị dị dạng.
- Cơ thể của trẻ trước và sau khi sinh đều phát triển chậm.
- Kích thước não của trẻ nhỏ, đầu có kích thước nhỏ hơn bình thường.
Não và hệ thần kinh trung ương
Bạn sẽ có thể phát hiện bé mắc hội chứng rượu bào thai khi thấy bé có những hành vi khác lạ như:
- Khả năng phối hợp các chi và giữ cân bằng kém.
- Trẻ có khả năng bồn chồn.
- Tập trung kém.
- Phán đoán kém.
- Hiếu động thái quá.
- Thay đổi tâm trạng một cách nhanh chóng.
Hành vi của trẻ
Bạn có thể theo dõi các hành vi của trẻ tại trường học, với những người xung quanh như:
- Khó hòa đồng với người khác.
- Kỹ năng về xã hội kém.
- Khái niệm thời gian kém.
- Tiếp thu ngôn ngữ chậm.
Điều trị hội chứng rượu bào thai
Hiện nay, chưa có phương pháp nào trị dứt điểm hội chứng này. Chúng ta chỉ có thể làm giảm độ nguy hiểm của hội chứng qua một số phương pháp điều trị dưới đây.
Sự quan tâm, chăm sóc của gia đình
Đây không chỉ là cách điều trị tốt nhất, mà còn gắn kết tình thương yêu của gia đình.
Trẻ bị mắc hội chứng này rất nhạy cảm và có xu hướng bạo lực. Vì vậy, cần tránh những mâu thuẫn, bất hòa trong gia đình để tránh các hậu quả sau này.
Dùng thuốc điều trị
Những loại thuốc có thể giúp cải thiện triệu chứng như thuốc:
- Chống trầm cảm: để điều trị bệnh trầm cảm và hỗ trợ khi trẻ có hành vi tiêu cực.
- An thần: để điều trị chứng lo âu và dễ kích động.
- Chống lo lắng: để điều trị chứng cáu gắt.
Tư vấn và trị liệu tâm lý
Trẻ bị mắc hội chứng rượu bào thai cần được các tổ chức hỗ trợ, đào tạo các kỹ năng xã hội. Ví dụ như: khả năng giao tiếp với bạn bè, các kỹ năng tự kiểm soát, hiểu rõ nguyên nhân và kết quả hành vi của mình.
Hiện nay có rất nhiều khóa học, trung tâm hỗ trợ trẻ em mắc hội chứng này. Thông qua các kỹ năng xã hội và các môn học, các khóa học, trung tâm sẽ giúp đỡ trẻ khắc phục những khó khăn trong học tập tại trường
Bên cạnh đó, massage, châm cứu, tập luyện thể dục hay tập yoga cũng là các phương pháp điều trị tốt.
Cách phòng ngừa hội chứng rượu bào thai
- Khi mang thai, mẹ hãy ngừng ngay việc uống rượu.
- Trước, trong và sau thai kỳ, mẹ nên cân nhắc việc “bỏ rượu”. Bạn cũng nên hạn chế uống rượu khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ.
- Nếu mẹ là một người nghiện rượu, hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ trước khi mang thai. Xác định mức độ phụ thuộc của mẹ vào rượu, bác sĩ sẽ tiến hành một kế hoạch điều trị phù hợp.
Hội chứng rượu bào thai sẽ để lại hậu quả cả về tinh thần lẫn thể chất cho con. Mẹ có thể cân nhắc việc ngừng uống rượu khi có ý định mang thai. Bỏ rượu vừa tốt cho sức khỏe của mẹ, vừa tốt cho sự phát triển của con.
Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!