Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bạn có thể nhận được các dấu hiệu tự kỷ ngay cả khi trẻ dưới 4 tháng tuổi. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần chú ý đến sự phát triển của con nhiều hơn. Thông tin được dẫn nguồn từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển tâm trí sớm. Bệnh xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường được phát hiện trong độ tuổi từ 3 – 10. Tình trạng này sẽ lớn lên cùng bé, kéo dài mà không thuyên giảm.
Trẻ tự kỷ thường tự cô lập bản thân với thế giới xung quanh, thiếu tự chủ, không phát triển nhận thức. Triệu chứng kèm theo là những hành vi cứng nhắc, rập khuôn. Những hành đồng này lặp đi lặp lại nhiều lần, gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng cho trẻ.
Bệnh trong giai đoạn đầu và ở mức độ nhẹ thông thường không dễ dàng để phát hiện dấu hiệu tự kỉ. Tuy nhiên, với trực giác của mình, cộng với sự quan tâm, quan sát quá trình phát triển của trẻ sẽ giúp bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận diện tình trạng của con.
Nhận biết dấu hiệu trẻ tự kỷ theo tháng tuổi
Chẩn đoán sớm bệnh tự kỷ có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Dưới đây là một số dấu hiệu tự kỉ cho thấy sự phát triển của con bạn nên được kiểm tra:
Giai đoạn 3 tháng tuổi
Dấu hiệu trẻ tự kỷ lúc 3 tháng tuổi được thể hiện qua việc bé không tương tác với thế giới xung quanh. Cụ thể là trẻ sẽ KHÔNG:
- Phản ứng với tiếng ồn lớn
- Nhìn theo vật chuyển động bằng mắt
- Nắm và giữ đồ vật
- Cười với mọi người
- Bập bẹ
- Chú ý đến người lạ
Giai đoạn 7 tháng tuổi
Thời điểm này, trẻ sẽ tỏ ra không có tình cảm với mọi người xung quanh, thậm chí là với chính mẹ mình. Trẻ sẽ KHÔNG:
- Quay đầu lại để xác định nơi phát ra âm thanh
- Cười hay phát ra tiếng kêu
- Với lấy đồ vật
- Cười một mình
- Cố gắng thu hút sự chú ý thông qua các hành động
- Hứng thú với các trò chơi như peekaboo
Dấu hiệu trẻ tự kỷ giai đoạn 12 tháng tuổi
Nếu phát triển bình thường, trẻ ở độ tuổi này sẽ bi bô tập nói hoặc tập bò. Nhưng trẻ tự kỷ lại không như vậy. Thậm chí, ngay cả những từ đơn lẻ, trẻ cũng chẳng buồn nói. Trẻ cũng không thể đứng khi được hỗ trợ.
Những cử chỉ như vẫy tay hay lắc đầu, chỉ vào đồ vật hoặc hình ảnh, … trẻ đều không thực hiện được.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ giai đoạn 24 tháng tuổi
Do hoàn toàn không chủ động tương tác với thế giới bên ngoài, tình trạng tự kỷ của bé ngày càng nặng hơn. Lúc này, trẻ sẽ KHÔNG thể:
- Đi đứng như bạn bè đồng trang lứa
- Nói quá 15 từ. Trẻ hầu như không sử dụng câu hai từ
- Biết chức năng của các đồ vật thông thường trong gia đình, như điện thoại, nĩa và muỗng
- Bắt chước hành động hoặc lời nói của bạn
- Đẩy một món đồ chơi có bánh xe
- Làm theo hướng dẫn đơn giản
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tự kỷ. Thực tế, chứng tự kỷ khá phức tạp. Tình trạng tự kỷ nặng hay nhẹ được thể hiện ở những triệu chứng với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Di truyền và môi trường là hai nguyên nhân chính gây nên tự kỷ ở trẻ.
Yếu tố di truyền
Rối loạn tự kỷ liên quan đến nhiều loại gen khác nhau. Đối với một số trẻ em, rối loạn tự kỷ có thể liên quan đến rối loạn di truyền. Ví dụ như hội chứng Rett hoặc hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy.
Đối với một số trẻ khác, những thay đổi di truyền (đột biến) có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tự kỷ. Tuy nhiên, các gen khác cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não và cách các tế bào não giao tiếp hoặc chúng có thể quyết định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Một số đột biến gen dường như được di truyền. Trong khi đó, một số khác xảy ra tự phát.
Yếu tố môi trường
- Trẻ tiếp xúc với cồn (rượu) sẽ ảnh hưởng đến não bộ của bé.
- Trong quá trình mang thai, mẹ đã sử dụng thuốc an thần, thuốc điều trị dạ dày, tá tràng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ . Điều này có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tự kỷ ở trẻ.
- Sự thiếu hụt về thyroxin trong tuyến giáp của mẹ bầu từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 sẽ dẫn sự thay đổi trong não thai nhi. Vì thế, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn những trẻ khác.
- Trong 2 tháng đầu mang thai, mẹ bầu phải sống trong môi trường sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.
- Mẹ khi mang thai bị stress.
Do tổn thương não bộ
Não bộ tổn thương cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ. Đó thể là do:
- Trẻ sinh non trước 37 tuần. Cân nặng của trẻ nhẹ (dưới 2.5 kg).
- Nhiễm khuẩn thần kinh, thường gặp nhất là viêm màng não.
- Chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa; chảy máu não.
- Ngạt hoặc thiếu oxy não khi sinh,…
Chứng tự kỷ có thể dẫn đến nhiều hệ quả trong cuộc sống sinh hoạt của chẳng hạn như: khó khăn khi đi học và làm việc, căng thẳng trong cuộc sống gia đình, không có khả năng sống độc lập, bị cô lập… Không có cách nào ngăn ngừa chứng rối loạn tự kỉ tuy nhiên có nhiều lựa chọn để điều trị. Việc chẩn đoán và can thiệp sớm rất hữu ích và có thể giúp cải thiện hành vi, kỹ năng và phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Hi vọng các dấu hiệu nhận biết trên đây có thể giúp các bậc cha mẹ kịp thời nhận ra những khác biệt của con mình sớm nhất.
Theo parents.com
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!