Dấu hiệu thai nhi bị dị tật thường thể hiện ở sự bất thường của nhiễm sắc thể, qua dấu vết từ hệ thần kinh hoặc tim mạch của con. Nhờ khoa học tiên tiến, các ông bố, bà mẹ có thể phát hiện ra điều bất thường từ rất sớm. Liệu các ông bố bà mẹ đã biết:
- Những dạng dị tật thai nhi điển hình
- Nguyên nhân thai dị tật
- Dấu hiệu thai dị tật
- Làm thế nào khi thai bị dị tật.
Các dạng dị tật thai nhi điển hình
Là cha, là mẹ, ai chẳng mong muốn con mình đẻ ra lành lặn và khỏe mạnh. Được nghe tiếng con khóc, con cười là hạnh phúc của rất nhiều cặp vợ chồng. Nhưng không phải gia đình nào cũng có được may mắn đó. Có những người mong muốn lắm lắm… nhưng không thể có con. Khổ hơn, khi có con mà phát hiện ra con bị dị tật thì thật sự tuyệt vọng. Vậy nên, nếu có những dấu hiệu cho thấy thai nhi bị dị tật, bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý…
Bạn có thể chưa biết:
Bị cảm khi mang thai có gây dị tật thai nhi không?
Mẹ bầu không được uống 10 loại thuốc sau để tránh nguy cơ con bị dị tật, sinh non
Dị tật do bất thường nhiễm sắc thể
Đây là các hội chứng di truyền xuất hiện do sự bất thường nhiễm sắc thể trong quá trình di truyền. Tùy theo từng thay đổi, có thể dẫn tới hội chứng Down, Patau… Đây là những dị tật không thể chữa khỏi và trẻ sẽ phải sống cả đời cùng căn bệnh này. Nỗi đau di truyền sẽ kéo dài theo ngày tháng.
Có nhiều nguyên nhân khiến con bị dị tật
Thai nhi bị dị tật về tim
Đây thường là các dị tật có tính chất di truyền từ thành viên trong gia đình. Do đó, nếu gia đình bạn có người mắc bệnh tim, bạn cần chú ý sàng lọc sớm trong thời kỳ mang thai. Siêu âm 4D hoàn toàn có thể giúp bạn điều này.
Khuyết tật hệ thần kinh
Thực tế, có nhiều dị tật thần kinh có thể phát hiện sớm thông qua siêu âm 4D tuần thứ 12 trở đi như vô sọ,…Ngoài ra, các dị tật về cấu trúc não cũng có thể phát hiện ra trong kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần phải chú ý tới việc điều hòa cân nặng, huyết áp sao cho phù hợp. Khi bạn đi khám thường xuyên, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm chuyên sâu cần thiết khác khi xuất hiện dấu hiệu cảnh báo rủi ro thai nhi.
Ai cũng muốn con sinh ra được khỏe mạnh
Những nguyên nhân thai nhi bị dị tật mẹ phải biết
Theo thống kê của ngành Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.400 – 1.800 trẻ mắc hội chứng Down (3 nhiễm sắc thể 21); 1.000 – 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh và 2.200 trẻ mắc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Đâu là nguyên nhân thai dị tật?
Thai phụ bỏ qua sàng lọc trước sinh
Bà bầu nên giữ tâm trạng thoải mái và thường xuyên đi thăm khám
Nhiều thai phụ chủ quan nghĩ sức khỏe mình tốt. Họ không khám sàng lọc tiền hôn nhân, không sàng lọc dị tật trước sinh và có hậu quả đáng tiếc. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp phát hiện dị tật bẩm sinh cho thai nhi mà còn giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giống nòi. Đây là việc làm cần thực hiện trước sinh giúp các mẹ phát hiện được các bệnh lý, sinh con khỏe mạnh.
Bạn có thể chưa biết:
Dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ sơ sinh bao gồm những biểu hiện nào?
Uống thuốc viêm họng khi mới mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi
Thai phụ lớn tuổi (ngoài 35 tuổi)
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi và người bố từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ sinh con mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh cao hơn những người ít tuổi. Đối với người bố, từ 50 tuổi trở lên mặc dù vẫn còn khả năng sản sinh tinh trùng. Song ở độ tuổi này, tinh trùng dễ bị lỗi (yếu, không có đuôi, dị dạng…). Từ đó, dẫn đến những bất thường cho thai nhi. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ được sinh ra khi người bố từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ bị suy yếu não, chỉ số IQ thấp… gấp 6 lần so với những người bố sinh con trong độ tuổi 30.
Bố mẹ mắc bệnh di truyền hoặc tiền sử sinh con bị dị tật
Có thể do bố mẹ mắc bệnh di truyền. Hoặc bố mẹ khỏe mạnh nhưng trong gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh. Cũng có thể mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non. Khả năng cao những bệnh di truyền đó gặp ở thai nhi.
Sàng lọc trước sinh giúp tìm ra dị tật thai nhi
Cũng tùy vào những bất thường di truyền của bố mẹ mà xác định được xác suất thai nhi có thể mắc phải trước những hội chứng di truyền đó. Điều này có thể gây sảy thai, lưu thai. Đôi khi, thai nhi sinh ra sẽ có nguy cơ mắc phải những hội chứng dị tật bẩm sinh khi sinh ra.
Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai
Khi mang thai mẹ có thể nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo. Nếu đó là 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ rất nguy hiểm. Điều đó khiến trẻ dễ mắc các dị tật. Đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Mẹ bị đái tháo đường, Lupus ban đỏ trong thời gian mang thai cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh.
Thai phụ tiếp xúc với chất phóng xạ, chất độc hại khi mang thai
Việc mẹ bầu tiếp xúc với một số loại thuốc và các hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, rượu, thuốc lá và chất phóng xạ…) trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng và mắc dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, làm việc hoặc sống gần các khu vực chất thải, lò luyện kim hoặc hầm mỏ cũng có thể là một rủi ro lớn.
Thai nhi có thể bị ảnh hưởng từ phóng xạ
Đặc biệt, mẹ bầu không biết mình mang thai mà vô tình chụp X – quang. Tia X được xác định có thể gây dị tật thai nhi nghiêm trọng. Tại các phòng chụp X – quang thường có khuyến cáo rất rõ ràng. Người đang mang thai không được vào phòng chụp.
Tự ý uống thuốc khi mang thai mà không có chỉ định của bác sĩ
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi ốm các mẹ thường tự uống thuốc theo kinh nghiệm. Đó là sai lầm lớn. Khi có những dấu hiệu bị ho, viêm họng, cảm cúm hay sốt khi đang mang thai thì mẹ đều nên đi thăm khám để được điều trị và uống thuốc an toàn. Uống thuốc không chỉ định của bác sĩ có thể tác động rất xấu đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý uống thuốc trong thai kỳ mà không được sự cho phép của bác sĩ.
Dấu hiệu nhận biết thai bị dị tật
Thời nay khác xa thời xưa. Khi công nghệ chưa phát triển, dị tật chỉ được phát hiện khi em bé đã chào đời. Còn bây giờ, bố mẹ hoàn toàn có thể chủ động phát hiện sớm dị tật ở thai nhi thông qua bất thường của nhiễm sắc thể, dấu vết từ hệ thần kinh hoặc tim mạch của con.
Đa số các dị tật thai nhi thường ít khi biểu hiện thành các triệu chứng lâm sàng. Đôi khi, sự bất thường của thai nhi có thể được biểu hiện thông qua chỉ số huyết áp, cân nặng, chiều cao tử cung và một số bất thường trong xét nghiệm máu, nước tiểu của người mẹ.
Làm gì khi thai nhi bị dị tật?
Bác sĩ Nguyễn Song Nguyên, Trung tâm Chẩn đoán Tiền sản, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, hiện nay, các bác sĩ đã có thể chẩn đoán rõ ràng và tương đối chính xác những trường hợp dị tật hình thể vào tháng thứ 4-6 của thai kỳ. Nếu phát hiện thai nhi bị dị tật nhẹ như sứt môi, hở thành bụng, tay chân khoèo, gập góc… các bác sĩ thường giải thích và hướng dẫn sản phụ tiếp tục dưỡng thai. Sau khi sinh sẽ áp dụng các biện pháp phẫu thuật tạo hình, vật lý trị liệu… Với những thai bị dị tật nặng, không có khả năng sống khi ra đời như thai vô sọ, não úng thuỷ (ứ nước trong não)… cách tốt nhát là chấm dứt thai kỳ.
Mặc dù vậy, quyền quyết định giữ hay bỏ thai nằm ở phía gia đình. Trong nhiều trường hợp, giải thích để gia đình và người mẹ hiểu là hết sức khó khăn do tâm lý người phương Đông theo đạo Phật thường không muốn phá thai vì cảm giác tội lỗi khi ngăn cản 1 sinh linh chào đời. Khi gặp phải hoàn cảnh này, dù không mong muốn nhưng các gia đình và người mẹ nên suy nghĩ thấu đáo. Trong trường hợp dị tật nặng không có khả năng sống thì việc để con ra đời sẽ là nỗi bất hạnh cho người thân và gánh nặng cho xã hội, chưa kể những bất hạnh mà đứa trẻ phải gánh chịu.
Lời kết
Hãy làm những xét nghiệm trong các mốc thời gian cụ thể
Có nhiều dấu hiệu thai nhi bị dị tật. Muốn như vậy, khi đến các mốc thời gian quan trọng, mẹ bầu cần làm xét nghiệm. Giá cả của các xét nghiệm này cũng không quá cao song kết quả nó mang lại có độ chính xác khá cao.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!