X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Uống nước sai cách có thể làm bạn nhiễm hóa chất "uốn cong giới tính"

Mất 8 phút để đọc
Uống nước sai cách có thể làm bạn nhiễm hóa chất "uốn cong giới tính"Uống nước sai cách có thể làm bạn nhiễm hóa chất "uốn cong giới tính"

Hóa chất uốn cong giới tính là gì? Không chỉ ăn sai cách không tốt, uống nước sai cách cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Các nhà khoa học ở Mỹ gây sốc khi tuyên bố kết quả nghiên cứu về hoá chất gây rối loạn nội tiết tố BPA trong chai nhựa có thể “uốn cong giới tính”. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về hóa chất “uốn cong giới tính” và những cách uống nước sai lầm ảnh hưởng tới sức khoẻ nhé.

Uống nước trong chai nhựa có thể nhiễm hoá chất “uốn cong giới tính”

Công bố gây sốc từ Đại học Bang Washington (Mỹ) 

Tiến sĩ Particia Hunt từ Đại học Bang Washington (Mỹ) vừa công bố các kết quả chấn động mà bà và các cộng sự đã chứng minh trong nghiên cứu mới: các loại chai nhựa được cho là “an toàn” theo tiêu chuẩn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), bộ tiêu chuẩn mà khắp thế giới coi là gắt gao và chuẩn mực bậc nhất, vẫn có thể gây ra ung thư, vô sinh và “uốn cong giới tính” ở con người.

hoa-chat-uon-cong-gioi-tinh

Theo nhóm nghiên cứu, tiêu chuẩn của FDA vẫn cao hơn đến 44 lần so với mức an toàn thực sự đối với BPA, hóa chất trong nhựa có thể phóng thích vào nước uống trong chai. BPA đã được biết đến là thứ gây rối loạn nội tiết tố nghiêm trọng ở con người.

BPA – Hóa chất “uốn cong giới tính”

Các kết quả phân tích cho thấy ngay cả ở những loại chai được cho rằng chứa BPA liều thấp dưới mức “có thể gây độc hại”, lượng BPA này vẫn đủ cản trở và phá hoại việc sản xuất tinh trùng, trứng và các nhiễm sắc thể nam – nữ. Vì vậy, BPA được gọi là hóa chất “uốn cong giới tính”.

BPA có tên gọi đầy đủ là Bisphenol A. Hóa chất này khi đi vào cơ thể sẽ phản ứng với các thụ thể estrogen và hormone tuyến giáp, gây rối loạn hệ nội tiết của con người. Nó liên quan đến hàng loạt vấn đề sức khỏe như vô sinh, tự kỷ, tăng động – kém tập trung, béo phì, tiểu đường type 2, sinh non, dậy thì sớm, ung thư, rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột… BPA xuất hiện trong lớp lót của các hộp đựng thực phẩm, chai nước nhựa…

Nghiên cứu của Đại học Bang Washington vừa công bố trên tạp chí khoa học The Lancet Dzheim and Endocrinology.

Lưu ý những cách uống nước cực hại sức khỏe

Uống nước quá ít: đường huyết bị phá hủy

Những người mắc bệnh tiểu đường về cơ bản có 3 triệu chứng điển hình, đi tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều thực phẩm. Những người bị bệnh tiểu đường để tránh đi tiểu nhiều nên nhiều người lựa chọn khống chế lượng nước đi vào cơ thể.

Tuy nhiên, với những người mắc bệnh này việc uống nhiều nước lại là biểu hiện của sự tự bảo vệ. Nước có thể làm giảm hoặc khôi phục áp suất thẩm thấu huyết tương một cách bình thường và thúc đẩy sự bài tiết đường huyết trong cơ thể nhanh chóng ra ngoài, giúp đường huyết ổn định.

Các chuyên gia nhắc nhở rằng đặc biệt là vào mùa hè, cơ thể con người đổ mồ hôi nhiều. Nếu người mắc bệnh tiểu đường vẫn hạn chế uống nước, có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceto và thậm chí hôn mê do hyperosmole. Thời gian dài thiếu nước, cũng có thể là do máu trong cơ thể đặc, dẫn đến bệnh mạch máu do tiểu đường.

Uống ngụm nước lớn trong một hơi: phá hủy tim

Thời tiết nóng, rất nhiều người thích uống ngụm nước lớn, có khi một lần uống hết nửa chai nước. Cách uống nước như vậy sẽ nhanh chóng làm tăng lưu lượng máu, dẫn đến khối lượng công việc của tim và tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, rất có khả năng gây suy tim.

Hơn nữa, sau khi máu được pha loãng với một lượng nước lớn, nồng độ chất điện giải biến đổi thấp, tại thời điểm này, nước dễ dàng xâm nhập vào các tế bào theo sự khuếch tán, khiến các tế bào bị phù, gây ngộ độc nước, hạ natri máu.

hoa-chat-uon-cong-gioi-tinh

Nếu bạn uống nước lạnh, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Một người có chức năng tim không tốt, dưới sự kích thích của lượng lớn nước lạnh sẽ làm tăng nhịp tim và tăng mức tiêu thụ oxy của tim, có thể gây ra các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim và đau thắt ngực.

Đợi khát mới uống nước: phá hủy thận

Khi cơ thể mất 1 – 2% lượng nước sẽ có cảm giác khát, lúc này nồng độ tạp chất trong nước tiểu tăng lên đe dọa sức khỏe của thận, dễ gây ra sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu và các bệnh khác.

Uống nước để muốn hết cay

Nghiên cứu đã chứng minh, nước hoàn toàn không có khả năng làm giảm bớt độ cay. Đây là lý do bạn không nên uống nước sau khi ăn thức ăn cay. Thay vì làm giảm đau, giảm cay, nước có thể làm lây lan toàn bộ cảm giác cay đến các bộ phận khác trong miệng. Điều này càng làm cho bạn có cảm giác nóng rát khắp miệng và còn cảm thấy khát nước hơn.

Để cải thiện tình trạng này thì bạn nên uống sữa. Bởi capsaicin chỉ tan trong các dung dịch tương tự và đó là sữa.

Dùng nước ngọt thay thế nước lọc

Mỗi khi khát nước rất nhiều người có thói quen uống nước ngọt thay thế nước lọc mỗi khi thấy khát. Vì họ thấy uống nước lọc nhạt nhẽo, không có mùi vị gì.

Thế nhưng, các thành phần trong nước ngọt sẽ khiến ion canxi trong xương di chuyển đến khắp nơi trong cơ thể khiến hàm lượng canxi trong nước tiểu tăng.

Uống nước đun đi đun lại nhiều lần

Nước càng đun kĩ có càng diệt được vi khuẩn hay không? Câu trả lời chắc chắn là không, thậm chí nó còn có ảnh hưởng ngược lại.

Nước đun đi đun lại nhiều lần sẽ làm cho nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên, khi vào cơ thể sẽ làm cho tim đập nhanh, khó thở…

Uống trong thời gian luyện tập căng thẳng

Uống nước sai cách có thể làm bạn nhiễm hóa chất uốn cong giới tính

Theo các nhà khoa học, uống nước quá nhiều trong quá trình tập thể dục có thể gây ra những phản ứng phụ tiêu cực.

Trong thời gian tập luyện căng thẳng, nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên khiến họ cảm thấy nóng. Nhưng uống quá nhiều nước để làm mát trong khi tập thể dục có thể dẫn đến cạn kiệt chất điện giải.

Uống ngay trước, trong và sau khi ăn

hoa-chat-uon-cong-gioi-tinh

Nếu ai đó có thói quen uống nước ngay trước và sau bữa ăn thì nên bỏ ngay, bởi đó là nguyên nhân khiến bụng bạn bị phình, cơ thể tăng mức đường huyết và gây dư thừa lượng axit trong dạ dày.

Ngoài ra, uống nước trong khi ăn có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa. Lý do là nước sẽ rửa trôi nước bọt, trong khi đây là thứ chứa enzyme cần thiết để bổ trợ cho quá trình tiêu hóa.

Thời gian lý tưởng để uống nước là nửa giờ trước và sau bữa ăn. Tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu uống nước trước bữa ăn nửa giờ được coi là lành mạnh, vì nó sẽ bôi trơn đường tiêu hóa và làm dịu thức ăn và phân.

Theo The Guardian, Daily Mail, WSU, Người lao động, Tiền Phong

Xem thêm

  • Vấn nạn thực phẩm bẩn trong các bữa ăn tại trường của trẻ em
  • Sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích làm tăng nguy cơ đột quỵ não ở giới trẻ
  • Cảnh báo! Gãy 2 chân và tê liệt vĩnh viễn ở trẻ em vì chơi bạt nhún lò xo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Mẹ Chuu

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Uống nước sai cách có thể làm bạn nhiễm hóa chất "uốn cong giới tính"
Chia sẻ:
  • Sau sinh bao lâu thì được uống nước ngọt? Mẹ sinh mổ có nên uống nước có gas không?

    Sau sinh bao lâu thì được uống nước ngọt? Mẹ sinh mổ có nên uống nước có gas không?

  • Cậu bé 11 mất mạng sau khi bị ép uống quá nhiều nước và không cho ăn

    Cậu bé 11 mất mạng sau khi bị ép uống quá nhiều nước và không cho ăn

app info
get app banner
  • Sau sinh bao lâu thì được uống nước ngọt? Mẹ sinh mổ có nên uống nước có gas không?

    Sau sinh bao lâu thì được uống nước ngọt? Mẹ sinh mổ có nên uống nước có gas không?

  • Cậu bé 11 mất mạng sau khi bị ép uống quá nhiều nước và không cho ăn

    Cậu bé 11 mất mạng sau khi bị ép uống quá nhiều nước và không cho ăn

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn