Dấu hiệu mang song thai cũng không khác những mẹ khác. Điểm đáng chú ý là mẹ sẽ cảm nhận các triệu chứng thai nghén từ sớm và rõ rệt, hơn nữa mẹ có thể cảm nhận cử động thai nhi sớm hơn các mẹ bầu đơn thai. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Mang thai đôi là gì?
- Cách nhận biết dấu hiệu mang song thai qua trực giác mạnh mẽ
- Qua triệu chứng thai nghén
- Mệt mỏi cùng cực
- Mẹ tăng cân nhanh chóng
- Độ lớn so với tuổi thai và tim thai
- Dựa theo nồng độ HcG
- Kết quả xét nghiệm AFP cao
- Cảm thấy cử động thai sớm và nhiều
- Biến chứng mẹ mang song thai phải đối mặt
Mang thai đôi là gì?
Hầu hết khi mang thai, người mẹ chỉ có một em bé trong bụng mà thôi. Nhưng với trường hợp mang thai đôi (song thai) thì lại khác, có hai em bé trong bụng.
Mang thai đôi tương đối hiếm, đó là lý do những cặp sinh đôi thường có sự hấp dẫn, thu hút đối với mọi người.
Những cặp sinh đôi thường rất giống nhau, có thể cùng trứng hoặc khác trứng; cùng giới tính hoặc khác giới tính.
Việc mang thai đôi là tự nhiên, cho đến nay người ta vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác.
Có thể bạn chưa biết
Tuy nhiên, những người phụ nữ sau đây có tỉ lệ mang thai đôi cao hơn nếu :
- Trên 30 tuổi.
- Đang giai đoạn mãn kinh.
- Có chiều cao lớn.
- Tiền sử gia đình có các cặp song sinh.
- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART) để có thai.
- Thuộc một số dân tộc thiểu số đặc biệt.
Cách nhận biết dấu hiệu mang song thai qua trực giác mạnh mẽ
Thật lạ nhưng lại là sự thật, nhiều chị em cảm giác được đang mang trong mình cùng lúc nhiều hơn một em bé ngay trước khi có sự xác nhận của bác sĩ. Họ có thể mơ, suy nghĩ hoặc giữ niềm tin vững chắc về điều này. Đôi khi trực giác của một người mẹ cũng có thể cảm nhận thấy dấu hiệu mang thai đôi.
Ngoài ra, lịch sử gia đình cũng là một yếu tố để bạn cân nhắc về những cảm nhận của mình. Phụ nữ trong những gia đình có tiền sử sinh đôi thì khả năng sinh đôi cũng sẽ cao hơn những người khác. Nhưng nên nhớ, dù sao bạn không nên tự mình “chẩn đoán” mà hãy trình bày với bác sĩ về lịch sử gia đình hay những linh cảm của bạn để nhận được sự giúp đỡ phù hợp.
Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu mang thai đôi qua triệu chứng thai nghén
Ngực căng lớn và nhạy cảm; muốn đi tiểu nhiều hơn; tim hoạt động nhiều, đập nhanh và mạnh hơn; ủ rũ, dễ cáu gắt, bứt rứt không yên, tâm trạng không ổn định … là các triệu chứng thông thường khi mang thai, nhưng đặc biệt sẽ càng rõ ràng và dễ nhận thấy hơn ở những mẹ bầu thai đôi.
Bên cạnh đó, chị em có thể sẽ không hấp thu được một số loại thức ăn, không chịu được mùi vị của một vài thực phẩm thông thường như các loại thịt, hải sản, cà phê và trà. Hầu hết các mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được chuyển động của thai nhi trong bụng ở tuần thứ 18 – 22. Nhưng nếu bạn thấy những chuyển động này sớm hơn, từ khoảng tuần thứ 16, thì khả năng bạn mang thai đôi cao hơn so với những mẹ bầu khác.
Mệt mỏi cùng cực cũng là 1 cách nhận biết mang thai đôi
Các triệu chứng ốm nghén vào đầu thai kỳ, thậm chí trong suốt quá trình mang thai, sẽ nặng nề hơn ở mẹ bầu mang song thai. Ngoài việc luôn buồn nôn, chóng mặt và mệt mỏi cùng cực, cảm giác hoàn toàn kiệt sức và khó chịu mỗi ngày cũng là triệu chứng thai nghén phổ biến, nhưng càng rõ hơn trong trường hợp mang bầu song sinh.
Nếu các mẹ cảm thấy quá mệt mỏi và chóng mặt, hãy cố gắng nghỉ ngơi, đừng làm việc hay vận động quá sức. Dấu hiệu mang song thai là mẹ thường cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Triệu chứng mệt mỏi thường nghiêm trọng hơn so với các bà bầu khác, bởi cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn để nuôi dưỡng tới 2 bào thai.
Dấu hiệu mang song thai là mẹ tăng cân nhanh chóng
Thông thường trong quý đầu thai kỳ, chị em chỉ tăng khoảng từ 1 – 2 kg, nên nếu nhận thấy cân nặng cơ thể nhanh chóng thay đổi ngay từ khi mới bầu bí, có thể bạn đã mang bầu song thai. Sự tăng cân bất thường này không chỉ do trọng lượng của 2 bé mà còn bởi cơ thể mẹ còn phải sản sinh thêm số lượng, khối lượng mô, chất lỏng và máu để nuôi dưỡng đến 2 mầm sống trong người.
Hầu hết mẹ bầu mang thai đôi sẽ tăng từ 15 – 20 kg trong suốt thai kỳ so với cân nặng chuẩn thông thường từ 12 – 16 kg.
Độ lớn so với tuổi thai và tim thai
Nếu trong mỗi lần khám thai đều nhận được kết quả tử cung có độ lớn hơn so với tuổi thai, rất có thể bạn đang mang bầu song sinh. Tuy nhiên, bên cạnh là dấu hiệu mang song thai, mẹ bầu cũng lưu ý rằng còn có vài nguyên nhân khác gây nên tình trạng này, chẳng hạn như tính nhầm ngày thụ thai, mẹ bị đa ối hoặc bị u xơ tử cung…
Từ tháng thứ 3 của thai kỳ, bạn có thể nhờ bác sĩ đo nhịp tim để xác định xem mình có mang song thai hay không. Cách làm này tương đối đơn giản và vô hại. Tuy nhiên, độ chính xác của nó không hoàn toàn. Bởi đôi khi, việc đo được nhiều hơn 1 nhịp tim có thể do một số nhầm lẫn nào đó.
Có thể bạn chưa biết
Dựa theo nồng độ HcG
HcG là một nội tiết tố được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của phụ nữ sau khi thụ thai được 10 ngày và nồng độ này gia tăng với tốc độ rất nhanh trong suốt 10 tuần sau đó. Những phụ nữ mang song thai có thể có nồng độ HcG cao hơn so với bình thường. Bác sĩ có thể xác định điều này thông qua xét nghiệm.
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các bác sĩ có thể theo dõi nồng độ HcG (human chorionic gonadotropin). HcG là một nội tiết tố được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của phụ nữ sau khi thụ thai được 10 ngày và nồng độ này gia tăng với tốc độ rất nhanh trong suốt 10 tuần sau đó. Những phụ nữ mang song thai có thể có nồng độ HcG cao hơn so với bình thường. Bác sĩ có thể xác định điều này thông qua xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm AFP cao
Với bà bầu từ 6 tháng trở lên, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để đo nồng độ AFP, gọi là kiểm tra huyết thanh của thai phụ. Xét nghiệm này sẽ giúp nhận biết các nguy cơ gia tăng của một số dị tật bẩm sinh, và cũng có thể cho biết liệu thai phụ có mang song thai hay không.
Đo AFP (Alphafetoprotein) là một xét nghiệm máu được thực hiện trên các phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở lên – còn được gọi là kiểm tra huyết thanh của thai phụ. Đây là xét nghiệm giúp nhận biết các nguy cơ gia tăng của một số dị tật bẩm sinh và cũng có thể cho biết liệu thai phụ có mang song thai hay không.
Cảm thấy cử động thai sớm và nhiều
Cảm giác em bé “cựa quậy” trong bụng quả là không hề dễ chịu đối với mẹ bầu, riêng đối với mẹ mang song thai thì việc này có xu hướng xảy ra từ rất sớm và mức độ thường xuyên hơn bình thường. Đây cũng là một dấu hiệu để bạn nhận biết liệu có phải mình đang mang thai nhiều hơn một em bé hay không.
Tuy nhiên, để kết luận chính xác mẹ bầu vẫn cần căn cứ vào kết quả siêu âm. Qua kết quả siêu âm các mẹ sẽ dễ nhận ra hai túi ối nằm cạnh nhau. Bác sĩ khám thai trực tiếp cũng sẽ thông báo hỷ sự này và sẽ tư vấn cho chị em cách chăm sóc, nghỉ dưỡng chu đáo trong thai kỳ, nhằm giúp mẹ yên tâm chào đón những thiên thần nhỏ đáng yêu của mình sau 9 tháng dài thai nghén.
Biến chứng mẹ mang song thai phải đối mặt
Theo Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình – Bác sĩ Chuyên khoa sản – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, một số biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ của mẹ mang song thai / đa thai
- Tiền sản giật: Gây tăng huyết áp, khiến mẹ đau đầu, giảm thị lực, buồn nôn.
- Sinh non: Các ca sinh non sẽ được tiêm trưởng thành phổi nhưng vẫn có nguy cơ mắc các biến chứng sau sinh.
- Tiểu đường thai kỳ: Mẹ hãy kiểm soát kỹ lượng đường máu trong suốt thai kỳ
- Tăng huyết áp: Mẹ mang đa thai có nguy cơ rối loạn huyết áp hơn bình thường.
- Mổ lấy thai: Nếu bé đầu tiên nằm ngôi đầu thì mẹ có khả năng sinh thường.
- Truyền máu song thai: Xảy ra với cặp sinh đôi cùng trứng, khiến một bé nhận quá nhiều máu và bé kia quá ít.
Nguồn thông tin: Sinh đôi, sinh ba và hơn thế nữa: Những điều cần biết – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm
Dấu hiệu mang thai bé gái – Mẹ bầu cùng điểm danh các mục sau nhé!
7 dấu hiệu cảnh báo khi mang thai mẹ bầu cần hết sức cẩn thận!
Dấu hiệu mang thai tuần đầu – Dành cho những chị em sắp “có tin vui”!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!