Hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao? Mẹ có thể dùng những nguyên liệu thiên nhiên lành tính để trị các triệu chứng trên như: tỏi, chanh, muối ăn, gừng…
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Nguyên nhân mẹ bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi
- Sổ mũi, hắt hơi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Các nguyên liệu tự nhiên khắc phục tình trạng trên
- Biện pháp phòng tránh triệu chứng sổ mũi, hắt hơi
Vì sao mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu?
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tình trạng này. Khi mang thai, lượng máu ở niêm mạc tăng lên làm chúng bị sưng phù, nhất là lớp niêm mạc ở mũi. Do đó, mẹ thường bị hắt hơi, sổ mũi. Ngoài ra, dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Các biểu hiện của viêm mũi dị ứng mẹ cần chú ý là: hắt hơi, nghẹt mũi nặng, ngứa mũi.
Bạn có thể chưa biết:
Bà bầu cảm cúm uống thuốc gì và những lưu ý quan trọng khi bị cảm cúm
Mẹ bầu 2 tháng bị cảm cúm có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Hắt hơi, sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Khi hắt hơi, sổ mũi, tình trạng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến mẹ bầu và em bé trong bụng. Nó làm gián đoạn giấc ngủ hàng ngày khiến cơ thể thai phụ bị mệt mỏi. Hơn nữa, hắt hơi, sổ mũi còn cản trở quá trình phát triển bình thường của thai nhi.
Tình trạng này ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé
Khi bị sổ mũi, nghẹt mũi, việc thở bằng mũi trở nên khó khăn hơn, nhiều mẹ phải thở bằng miệng để cảm thấy dễ chịu hơn. Nghẹt mũi khi mang thai làm mẹ không cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể và cho bé, có thể dẫn tới các biến chứng như tăng huyết áp, tăng nguy cơ tiền sản giật, thai nhi không được cung cấp đủ oxy có thể chậm phát triển trong tử cung.
Khi bà bầu bị hắt hơi sổ mũi, chất lượng giấc ngủ của mẹ cũng bị ảnh hưởng, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc làm mẹ mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của em bé.
Thông thường các triệu chứng hắt hơi sổ mũi không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài thì cũng tí nhiều ảnh hưởng đến bé. Mẹ hắt hơi nhiều tạo áp lực lên vùng bụng, tăng nguy cơ động thai, thậm chí sảy thai. Dù tỉ lệ không cao nhưng mẹ bầu cũng nên thận trọng, không được chủ quan.
Các nguyên liệu tự nhiên giúp khắc phục hắt hơi, sổ mũi cho mẹ bầu
1. Muối ăn
Muối ăn là cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu rất đơn giản và dễ kiếm. Cách làm rất đơn giản nên mẹ có thể làm tại nhà. Đầu tiên, bạn hòa một chút muối với nước ấm rồi súc miệng và rửa mũi. Tuy nhiên, thai phụ không nên pha nước muối quá mặn vì hỗn hợp này sẽ làm họng bị tổn thương. Hãy kiên trì thực hiện mỗi ngày để thấy sự thay đổi rõ ràng nhé!
2. Tỏi
Trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên giúp hạn chế vi khuẩn và virus tấn công cơ thể. Việc dùng tỏi trong các món ăn giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiều bệnh tật. Để trị hắt hơi, sổ mũi, bạn có thể xông hơi với tỏi. Đầu tiên, mẹ bầu đun khoảng 1 lít nước sôi rồi cho vào từ 3-4 tép tỏi đã được băm nát. Sau đó, bạn hãy từ từ hít hơi nước kèm tinh dầu tỏi để thông mũi.
3. Chanh
Đây là nguyên liệu tuyệt vời giúp hạn chế dịch trong cổ họng. Đồng thời, nó còn bổ sung vitamin C giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại virus cúm. Dùng một cốc nước chanh mỗi ngày sẽ giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu.
4. Lá tía tô, kinh giới
Mẹ có thể dùng lá tía tô sắc nước uống. Ngoài ra, chế biến lá tía tô với cháo giúp giữ ấm cho cơ thể.
Nấu cháo cùng lá tía tô giúp giữ ấm cơ thể
5. Hành
Hành là nguyên liệu được sử dụng nhiều để chế biến các món ăn hàng ngày. Khi bị bệnh, mẹ bầu có thể nấu cháo gạo tẻ kèm hành để giảm sổ mũi và giữ ấm cơ thể.
6. Chanh muối
Đây là loại quả dễ kiếm và thích hợp khi dùng vào mùa hè. Thai phụ có thể pha chanh muối dùng hàng ngày. Nó không chỉ chữa bệnh mà còn giúp mẹ bầu giải khát.
7. Gừng
Trong gừng có chất chống viêm tự nhiên rất tốt. Mẹ có thể tham khảo cách làm nước gừng dưới đây. Đầu tiên, thai phụ rửa sạch gừng tươi, cắt lát mỏng, cho vào ly nước ấm. Sau đó, bạn thêm vào chút mật ong rồi từ từ uống. Kiên trì dùng nước gừng mỗi ngày trước khi đi ngủ để giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi mẹ nhé!
Bạn có thể chưa biết:
Không được dùng kháng sinh, mẹ bầu phải làm gì khi bị cảm cúm?
Tiết lộ cách chữa cảm cúm cho bà bầu an toàn, đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà
Biện pháp phòng tránh hắt hơi, sổ mũi ở mẹ bầu
3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm và hay xuất hiện các triệu chứng bất thường, đặc biệt là tình trạng hắt hơi, sổ mũi. Vì vậy, mẹ cần chú ý những biện pháp phòng ngừa để cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Hạn chế ra ngoài khi thời tiết giao mùa. Nếu cần đi gấp, mẹ cần đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể
- Không nên tiếp xúc với những người bị bệnh cảm cúm hoặc có dấu hiệu cảm cúm
- Không nên để quạt thổi trực tiếp vào mặt khi ngủ
- Tránh tiếp xúc với các mùi độc hại và gây dị ứng như: thuốc lá, hóa chất, lông chó mèo,…
- Mỗi ngày uống đủ hoặc hơn 2 lít nước. Việc uống nhiều nước giúp làm loãng dịch và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Dùng dung dịch rửa mũi NaCl mỗi ngày
- Không nên ăn thực phẩm cay như ớt, cà ri, mù tạt… Những thực phẩm này thường kích thích dịch mũi ra nhiều và làm mẹ bầu bị nóng người.
Uống đủ nước giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể
Hi vọng bạn đã “bỏ túi” vài bí kíp hữu ích để trị các triệu chứng về đường hô hấp trong 3 tháng đầu. Nếu muốn sử dụng thuốc kháng sinh, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!