Bạn đã từng tự hỏi giấc mơ của trẻ sơ sinh sẽ như thế nào? Khi bàn tay bé xíu giật giật trong giấc ngủ, bé có đang mơ về những hoạt động trong ngày? Khi bé cười thật ngọt ngào, bé có đang tưởng tượng một thế giới mới? Chuyên gia về giấc mơ trẻ em David Foulkes sẽ cho bạn câu trả lời chắc chắn khiến bạn ngạc nhiên!
Giấc mơ của trẻ sơ sinh thường về điều gì?
“Nếu một sinh vật có thể cảm nhận được thực tế, chúng ta có thể tưởng tượng rằng nó cũng có thể mơ”. Foulkes giải thích như thế trong cuốn sách “Children Dreaming and the Development of Consciousness” của Nhà xuất bản Đại học Harvard.
Nhưng em bé có hiểu biết hạn chế về thế giới xung quanh, do bộ não còn non nớt. Foulkes tin rằng em bé không mơ khi ngủ.
Tuy vậy, em bé có trải qua giai đoạn giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh (REM). Giai đoạn REM xảy ra khoảng 90 phút trong giấc ngủ. Đó là khi nhãn câu di chuyển nhanh chóng trong lúc ngủ. Tiếp sau đó sẽ là giai đoạn giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (NREM).
Chúng ta mơ trong giai đoạn REM. Trẻ sơ sinh cũng trải qua giai đoạn REM. Vậy vì sao bé không mơ? Bé đang làm gì trong khoảng thời gian này?
Một giấc ngủ không mộng mị sẽ giúp em bé phát triển
Các chuyên gia tin rằng giai đoạn ngủ REM không mơ sẽ khiến em bé theo nhiều cách. Nó giúp bé xây dựng những đường mòn thần kinh trong não, tích hợp hệ thống thần kinh và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ.
Về cơ bản, khi em bé của bạn ngủ, sự phát triển trí não của bé đang được thúc đẩy. Và đây là lý do tại sao giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của con bạn.
Các chuyên gia cũng tin rằng khi bé lớn hơn, giấc mơ bắt đầ hình thành. Giấc mơ trở thành một quá trình nhận thức khi em bé, lớn lên, hấp thụ và xử lý hình ảnh.
Giấc mơ của trẻ phát triển như thế nào?
Trong cuốn sách của mình, Foulkes cũng giải thích cho bạn về giấc mơ của bé theo từng độ tuổi:
Trẻ sơ sinh
Foulkes mô tả trẻ sơ sinh thường sẽ hoàn toàn không có giấc mơ trong khi ngủ. Đó là bởi vì bé chưa nhìn thấy nhiều hình ảnh trong cuộc đời mình.
Trí tưởng tượng của bé bị giới hạn bởi năng lực thị giác. Thêm vào đó, bé vẫn chưa phát triển tư duy nhận thức đúng đắn.
Trẻ 4 – 5 tuổi
Khi trẻ lớn lên, học tập, phát triển kỹ năng vận động và nhận thức, chúng có thể thu nhận hình ảnh ba chiều. Tuy nhiên, nó không chuyển thành giấc mơ.
Trong cuốn sách của mình, Foulkes nói rằng trẻ em ở tuổi này vẫn chỉ nhìn thấy hình ảnh tĩnh hoặc mơ giấc mơ đơn giản. Bé không nhìn thấy bất kỳ nhân vật chuyển động, gần như không có cảm xúc và ký ức.
Trẻ em từ 7-8 tuổi
Ở tuổi này, trẻ có thể phát triển các cấu trúc câu chuyện và nhân vật. Do đó bé có thể có những giấc mơ sống động.
Đến lúc này, bé cũng đã phát triển sự hiểu biết về bản thân của chúng. Điều này trở thành sự khởi đầu của việc đưa chính bé vào giấc mơ của bé.
Từ tuổi này trở đi, khi trẻ phát triển sự hiểu biết tốt hơn về bản thân và môi trường xung quanh, giấc mơ trở nên sinh động. Đôi khi những cơn ác mộng cũng có thể là một phần của giấc mơ dựa trên trí nhớ hoặc sự tương tác của chúng.
Lời kết
Vậy em bé mơ điều gì? Foulk và các nhà thần kinh học, tin rằng em bé không mơ về bất cứ điều gì.
Lần tới khi bạn thấy em bé có những cử động trong chu kỳ REM và tự hỏi em bé mơ điều gì, đừng lo lắng. Đó chỉ là phản ứng của cơ thể bé đối với sự phát triển thần kinh của bé. Bạn hãy yên tâm rằng những cử động bạn thấy là dấu hiệ não bộ của em bé đang phát triển.
Nguồn: sg.theasianparent
Xem thêm
Những điều quan trọng nhất mẹ cần biết về Cơ cấu giấc ngủ của trẻ trong năm đầu đời
11 giải pháp giấc ngủ hoàn hảo cho bé
Ngủ nhiều giấc ngắn ban ngày có cải thiện giấc ngủ ban đêm của bé không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!