Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có trường hợp nào em bé bị dị ứng sữa mẹ hay không? Triệu chứng nhận biết như thế nào? Khi nào trẻ sơ sinh không bị dị ứng sữa mẹ?
Hiện tượng em bé dị ứng với sữa mẹ
Nếu con quấy khóc, gắt gỏng, cáu kỉnh, chảy mũi hoặc nổi mẩn, bạn có thể tự hỏi, liệu bé có bị dị ứng với sữa mẹ không? Câu trả lời là “Không!”.
Protein trong sữa mẹ rất nhẹ. Chúng nhẹ đến mức chỉ gây ra dị ứng ở trẻ sơ sinh với sức đề kháng yếu ớt. Tuy nhiên, em bé có thể bị dị ứng chỉ với một lượng ít thực phẩm mà mẹ ăn đi vào trong máu.
Làm thế nào để chúng ta biết trẻ sơ sinh không bị dị ứng sữa mẹ?
Vào năm 1983, các nhà khoa học Thụy Điển đã chứng minh rằng: ngay cả những đứa trẻ bị đau thắt bụng cũng hoàn toàn không gặp vấn đề với sữa mẹ của chúng. Tuy nhiên, chúng có thể bị dị ứng với các protein đi qua ruột mẹ vào máu và sau đó vào sữa.
Những tác nhân bên ngoài như vậy đôi khi có thể gây ra những rắc rối lớn. Khoảng 10% đau bụng là do:
- Dị ứng thực phẩm trẻ em. Các loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến là bơ sữa, đậu nành, cam quýt, trứng, các loại hạt, …
- Nhạy cảm với thực phẩm. Ví dụ như caffein trong cà phê, sô cô la, trà, cola, thảo dược và thuốc thông mũi.
Hầu hết các cơn đau bụng không liên quan gì đến ruột. Đó là lý do tại sao những đứa trẻ quấy khóc thường có thể được xoa dịu bởi “5S”.
Triệu chứng dị ứng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh
Dị ứng là một phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch khi nó cố gắng bảo vệ chúng ta khỏi các protein bên ngoài. Ở những đứa trẻ lớn và người lớn, cuộc chiến giữa cơ thể bạn và các tác nhân gây dị ứng diễn ra ở “phần trên”. Từ đó, gây ra hiện tượng chảy nước mũi hoặc hắt hơi. Nhưng với trẻ sơ sinh, “chiến trường” dị ứng nằm trong ruột. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất của dị ứng sữa ở trẻ sơ sinh.
Khi dị ứng sữa mẹ, bé thường có dấu hiệu:
- Nôn mửa, trào ngược, ói sữa nhiều.
- Dấu hiệu đau bụng (khóc và càu nhàu) sau khi bú
- Tiêu chảy hoặc máu trong phân
- Nổi mề đay
- Bệnh chàm (nổi mẩn đỏ ở đầu gối, khuỷu tay, cổ), phát ban, nổi vảy
- Ho hoặc khò khè
- Chảy nước mắt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Sưng (đặc biệt là môi, lưỡi hoặc cổ họng)
Chẩn đoán dị ứng sữa mẹ khi cho con bú
Trong vòng 30 phút kể từ khi người mẹ ăn, những mẩu protein nhỏ xíu đã di chuyển từ bụng đến vú của người mẹ. Chúng có thể lang thang trong đó hàng giờ.
Như đã chia sẻ ở trên, các dị ứng thực phẩm phổ biến nhất mà trẻ sơ sinh hay gặp phải là sữa bò và đậu nành. Dị ứng thực phẩm ít phổ biến hơn là trứng, các loại hạt, cam quýt, lúa mì và động vật có vỏ. Đây chính là những thứ gây ra dị ứng ở người lớn.
Theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể không nên tiêu thụ những thực phẩm này một tuần. Đây là “chế độ ăn uống loại trừ” hay “thịt gà và nước”. Chế độ ăn này sẽ giúp chúng ta dễ quan sát các triệu chứng có cải thiện trong 3-7 ngày hay không. Nếu mọi thứ trở nên tốt hơn, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện việc thử các thực phẩm. Mục đích là để xem các triệu chứng có quay trở lại hay không trong vòng 1-2 ngày.
Tuy nhiên, em bé quấy khóc đến nôn mửa, máu trong phân sẽ khiến bạn lo lắng. Để an tâm, bạn hãy cùng con đến gặp bác sĩ để biết được em bé có bị dị ứng sữa mẹ hay không.
Ngưng bú hoàn toàn một cách đột ngột sẽ khiến cơ thể trẻ thiếu hụt năng lượng. Thay vì ngưng bú, mẹ nên tìm ra thực phẩm khiến trẻ bị dị ứng và thay đổi chế độ ăn uống phù hợp.
Từ 9 tháng tuổi trở lên, tình trạng trẻ dị ứng sữa mẹ sẽ thuyên giảm và có thể tự khỏi. Do đó, mẹ không cần dùng thuốc hay áp dụng các phương pháp điều trị y tế khác. Tuy nhiên, nếu bé biến chứng nặng, mẹ nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ nhé!
Chúc mẹ và bé có những năm tháng đầu đời mạnh khỏe và đáng nhớ!
Theo: https://www.happiestbaby.com/blogs/baby/can-babies-be-allergic-to-breastmilk
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!