Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh nhỏ được xem là một trong những dấu hiệu chậm phát triển của thai nhi. Tuy nhiên để biết được chính xác điều này các bác sĩ sẽ phải tiến hành nhiều xét nghiệm kết hợp với việc dựa trên các chỉ số khác của thai nhi.
Đường kính lưỡng đỉnh là gì?
Đường kính lưỡng đỉnh là một trong những chỉ số quan trọng mà thông qua đó, bác sĩ có thể xác định được mức độ phát triển thể chất và não bộ của thai nhi. Hiểu một cách đơn giản, đường kính lưỡng đỉnh chính là đường kính chu vi đầu của bé.
Khi đi khám thai, mẹ sẽ thấy chỉ số của đường kính lưỡng đỉnh được viết tắt bằng cụm chữ BPD, viết tắt của từ tiếng Anh Biparietal Diameter. Để đo chỉ số này, bác sĩ sẽ xem xét số đo đường kính tại mặt cắt ngang lớn nhất của hộp sọ theo chiều từ tai trái sang tai phải (không phải chiều từ trán ra sau gáy).
Thông thường, đường kính lưỡng đỉnh có thể được đo từ tuần thứ 13 của thai kỳ cho đến tuần thứ 20. Từ tuần 20 trở đi, chỉ số này mất dần độ chính xác.
Nếu như trong khoảng tuần 12 đến 20 của thai kỳ, chỉ số này sai lệch trong khoảng 10-11 ngày thì từ tuần 26, chỉ số này có thể sai lệch đến 3 tuần.
Do đó, mẹ bầu nên đi khám thai theo đúng định kỳ để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của thai nhi nếu như có những bất thường xảy ra.
Các chỉ số của thai nhi qua từng tuần thai kỳ
Thông thường, chỉ số lưỡng đỉnh sẽ được tính từ tuần 12 cho đến khi bé ra đời, trung bình mỗi tuần tăng từ 2,5cm đến 9,0cm. Cho đến khi bé sắp chào đời, chỉ số này sẽ ở mức 88-100mm, trung bình là 94mm.
Dưới đây là bảng chỉ số của thai nhi (bao gồm cả đường kính lưỡng đỉnh) qua các tuần tuổi để mẹ bầu có thể tham khảo:
Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi từ tuần 21-40:
Dựa vào các chỉ số nói trên, bác sĩ có thể đưa ra đánh giá tổng quát về tình trạng của thai nhi. Nếu chỉ sốđường kính lưỡng đỉnh của thai nhi không nằm trong mức chuẩn, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ tiến hành siêu âm một lần nữa hoặc thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra sâu hơn (xét nghiệm chọc ối kiểm tra DNA) để chắc chắn về sức khỏe của thai nhi.
Mặc dù vậy, để có được nhận định chính xác xem thai nhi có thực sự gặp vấn đề gì đó bất thường hay không thì ngoài chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, bác sĩ sẽ kết hợp với các chỉ số khác như: chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi vòng đầu…
Siêu âm đường kính lưỡng đỉnh nhỏ có phải là thai nhi chậm phát triển?
Bác sĩ chuyên khoa 1, Võ Thị Đem của bệnh viện Từ Dũ cho biết, khi thấy chỉ số lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi của thai nhi thì chưa hẳn đã đồng nghĩa với việc thai nhi phát triển bất bình thường. Do đó mẹ bầu cần bình tĩnh. Các chỉ số đều có thể xảy ra sai số.
Ngoài ra các bác sĩ sản khoa cũng lưu ý rằng. Đầu thai nhi được coi là nhỏ hơn bình thường khi chu vi vòng đầu nhỏ hơn 2-3 độ lệch chuẩn hoặc dưới bách phân vị thứ ba so với tuổi thai.
Xuất độ tật đầu nhỏ 1/8.500. Nếu chỉ số BPD này nhỏ hơn mức bình thường, có khả năng thai nhi chậm phát triển hoặc phần đầu của thai nhi phẳng hơn so với các trường hợp bình thường.
Nguyên nhân của vấn đề này thường là do các bất thường về di truyền, nhiễm trùng trong tử cung (như là CMV); tiếp xúc với hóa chất; thiếu oxy não. Tuy nhiên chẩn đoán sai (dương tính giả) cũng có thể tới 70%.
Sau khi đã có tư vấn của bác sĩ và được yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm, trong quá trình chờ đợi này, mẹ bầu nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mình. Đảm bảo bữa ăn của mẹ có đủ 4 nhóm chất, đồng thời tăng cường bổ sung chất đạm thông qua các loại thực phẩm như cá, thịt bò, thịt gà, trứng, …
Mẹ cần tiếp tục bổ sung các loại vitamin tổng hợp, uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ để giúp thai nhi có thêm nguồn dinh dưỡng phát triển ở các tuần kế tiếp.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!