Một nghiên cứu năm 2010 đã phát hiện ra rằng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh – Death Syndrome Sudden Infant , hoặc SIDS, tăng 33 phần trăm vào ngày đầu năm mới này. Phát hiện này dựa trên 129.090 trường hợp SIDS từ 1973-2006
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS là gì?
Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) không phải là một căn bệnh hay một bệnh lý thông thường. Đúng hơn, đó là chẩn đoán được đưa ra khi trẻ dưới 1 tuổi tử vong đột ngột mà không thể tìm ra nguyên nhân chính xác ngay lập tức. Để làm rõ nguyên do, các chuyên gia y tế phải truy tìm lại bệnh sử của cả trẻ lẫn bố mẹ, nghiên cứu kĩ nơi trẻ qua đời và khám nghiệm tử thi. Hội chứng xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước khiến SIDS trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều gia đình.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng thường là vào thời điểm trẻ ngủ khoảng thời gian giữa 10 giờ tối và 10 giờ sáng. Khoảng từ 16-20 % các ca tử vong do SIDS xảy ra tại nơi chăm sóc trẻ, thường gặp nhất là trong tuần đầu tiên sau sinh.
Nguyên nhân chính xác của đột tử ở trẻ sơ sinh – SIDS là không rõ, một số nguy cơ nhất định đã được xác định:
[Video] ĐỘT TỬ Ở TRẺ SƠ SINH – Đây là lý do tại sao
- SIDS phổ biến nhất ở trẻ trong độ tuổi từ hai đến bốn tháng, nhưng điều đó có hơn một vài trường hợp mỗi năm ở trẻ sơ sinh đến một tuổi
- Giới tính có thể là một yếu tố là 3 trong số 5 nạn nhân là bé trai
- Trẻ sinh ra với các lỗ hổng tiềm ẩn và bất thường (như bộ não và trái tim bất thường và nhiễm trùng đường hô hấp)
- Trẻ tiếp xúc với những căng thẳng nhất định (như ngủ nằm sấp xuống hoặc trên giường quá mềm)
- Do trẻ sinh non hoặc rất nhẹ cân.
- Trẻ sinh ra từ những bà mẹ có độ tuổi dưới 20.
- Em bé đang bị nguy cấp khác (ví dụ các bé ngạt và cần hồi sức)
- Trẻ có mẹ hút thuốc lá, uống rượu, và tiêu thụ thuốc trong thai kỳ
- Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá kéo dài ngay cả sau khi sinh
- Những em bé nhận được sự chăm sóc thai kỳ của mẹ không đầy đủ
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc SIDS
Hội chứng đột tử sẽ xuất hiện ở những bé có các yếu tố sau:
- Sinh non hoặc rất nhẹ cân. Bé càng sinh non bao nhiêu thì nguy cơ mắc SIDS càng cao bấy nhiêu. Tương tự như vậy, cân nặng càng thấp thì nguy cơ mắc phải hội chứng này càng cao hơn;
- Ra đời khi mẹ ở độ tuổi dưới 20. Những bà mẹ tuổi vị thành niên có nguy cơ sinh con bị đột tử cao hơn những bà mẹ lớn tuổi hơn;
- Gia đình đông con và khoảng cách sinh con gần nhau. Nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ tăng theo từng bé. Ngoài ra, thời gian giữa các lần mang thai càng ngắn, nguy cơ sinh con mắc SIDS càng cao. Sinh đôi tăng gấp đôi nguy cơ trẻ mắc SIDS (ngay cả khi các bé không sinh non hoặc thấp cân). Nếu trẻ mắc SIDS trong lần mang thai trước đó thì nguy cơ bị đột tử của bé đang trong bụng mẹ là gấp 5 lần;
- Trải qua những lần đe dọa mạng sống. Những bé đã phải trải qua những tình huống thập tử nhất sinh như ngừng thở và tím tái, xanh xao, ốm yếu và cần hồi sức cấp cứu có nguy cơ mắc SIDS cao hơn;
- Là bé trai. Khoảng 30-50% bé trai có nguy cơ tử vong vì SIDS cao hơn so với bé gái.
Một số phương pháp phòng ngừa ba mẹ cần nắm rõ
- Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ. Đừng ngại khi lật bé lại tư thế này nếu như bé thức giấc.
- Giường ngủ của bé không được quá mềm khiến bé lún xuống, bạn cũng không nên để thêm bất kỳ đồ vật nào xung quanh bé tránh làm ngộp bé.
- Đừngquấn bé quá nhiều khi ngủ.
- Khi ngủ – không gian ngủ xung quanh bé cần phải thoáng, không được để quá nhiều chăn mền, đồ chơi.
- Nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất sáu tháng, sữa mẹ cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc phải đột tử ở trẻ sơ sinh.
Xem video để hiểu rõ hơn:
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!