Đẻ xong bị rong kinh là biểu hiện của sự bất thường khiến nhiêu sản phụ lo lắng. Vậy rong kinh sau sinh có thật sự nguy hiểm? Mẹ phải làm gì khi gặp phải tình trạng này xảy ra?
Các mẹ cũng theo dõi ngay bài viết dưới đây để xem bác sĩ sản khoa nói gì về vấn đề này và phương pháp khắc phục như thế nào tốt nhất.
Đẻ xong bị rong kinh diễn ra như thế nào?
Hiện tượng mẹ đẻ xong rong kinh là khi xuất huyết quá nhiều trong một chu lỳ kinh nguyệt và kéo dài bất thưởng trên cả 7 ngày. Thực tế, trường hợp mẹ bị rong kinh sau sinh thường xuyên gặp phải với những mẹ sau sinh 6 tháng. Đây là khoảng thời gian mà các mẹ bắt đầu có kinh trở lại. Nhưng dù gì thì rong kinh sau sinh đều khiến các mẹ hoang mang và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của mẹ bỉm sữa.
Rong kinh sau sinh thường diễn ra sau khi mẹ sinh được 6 tháng
Đi tìm nguyên nhân mẹ đẻ xong bị rong kinh
Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây nên hiện tượng rong kinh. Nhưng có một số nguyên nhân phổ biến mà các mẹ nên biết:
Sau sinh dùng thuốc tránh thai
Một số thuốc tránh thai có chứa thành phần ức chế hoạt động của các hormone và kéo dài thời gian rụng trứng ngăn ngừa thụ thai. Theo đó, cơ thể người mẹ cũng có những thay đổi bất thường. Mẹ sẽ rối loạn nội tiết tố sau sinh và gây nên hiện tượng rong kinh.
Sử dụng thuốc tránh thai sau sinh cũng có thể là nguyên nhân gây rong kinh
Hormone thay đổi
Chu kỳ kinh nguyệt của mẹ thường quay lại bình thường sau 6 tháng sinh con. Nhưng trong thời gian mang thai, sinh con và cho con bú thì 2 hormone estroge và progesterone có sự thay đổi bất thường. Kéo theo, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày hơn và cần nhiều thời gian hơn để làm bong tróc lớp này. Vì vậy, mẹ sau sinh bị rong kinh là điều dễ hiểu.
Nguyên nhân thực thể
Mẹ đẻ xong bị rong kinh cũng có thể do sự tổn thương tử cung hay buồng trứng. Hoặc mẹ nào sinh mổ cũng khiến cho kinh nguyệt không đều và bị rong kinh.
Mẹ sau sinh rong kinh cũng có thể do một số căn bệnh phụ khoa như ung thư cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng…
Mẹ sinh mổ cũng có thể là nguyên nhân gây rong kinh sau sinh
Đẻ xong bị rong kinh có nguy hiểm không các mẹ?
Rong kinh sau sinh không phải là trường hợp hiếm gặp với các mẹ. Tuy nhiên, rong kinh kéo dài sẽ khiến mẹ bị mất một lượng máu lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần. Mẹ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và có thể ngất xỉu do mất máu quá nhiều.
Mẹ rong kinh kéo dài trên 7 ngày sẽ khiến mẹ lo lắng, áp lực, căng thẳng… Tâm lý của mẹ sẽ bị tổn thương và không được ổn định. Do đó, chúng sẽ tác động xấu và làm ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc con và sự phục hồi sức khỏe sau sinh.
Rong kinh còn tạo điều kiện cho vi khuẩn một số bệnh phụ khoa phát triển. Bởi vùng kín là môi trường luôn ẩm ướt.
Rong kinh sau sinh ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cả hai mẹ con
Bí quyết cách chữa rong kinh sau sinh hiệu quả nhất hiện nay
Nếu mẹ bị rong kinh do mất cân bằng hormone mất cân bằng thì chỉ cần điều trị bằng thuốc. Chị em kiên trì một thời gian là bệnh lý sẽ hết hoàn toàn. Còn trường hợp, hội chị em bị rong kinh sau sinh do bệnh lý hay có những biểu hiện bất thường thì mẹ nên đi gặp bác sĩ.
Một số nguyên tắc giúp ngăn ngừa rong kinh sau sinh
Một số nguyên tắc mẹ cần nhớ dưới đây giúp ngăn ngừa được hiện rượng rong kinh sau sinh:
- Thực hiện vệ sinh vùng kín đều đặn mỗi ngày và đúng cách. Mẹ tuyệt đối không được thụt rửa quá sau vào bên trong vùng kín.
- Các cặp vợ chồng không quan hệ khi rong kinh đang diễn ra. Vì điều đó có thể tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phụ khoa xâm nhập.
- Mẹ cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất sắt phòng nguy cơ thiếu máu khi bị rong kinh.
- Lượng máu ra quá nhiều thì mẹ nhớ thay băng để đảm bảo vệ sinh cho “cô bé”.
- Luôn thoải mái và sạch trong chu kỳ kinh nguyệt để vẫn thấy bình thường đi qua những ngày biến động rong kinh sau sinh.
Đẻ xong bị rong kinh là hiện tượng phổ biến mà mẹ bỉm sữa có thể gặp phải. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng vì chỉ làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Mẹ hãy đón nhận nó và những ngày rong kinh tồi tệ sẽ sớm qua. Trường hợp, mẹ có những biểu hiện bất thường thì mới cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!