Chắc hẳn nhiều bố mẹ đã từng rơi vào tình huống khó xử khi con giành đồ chơi với bạn. Trong những năm đầu đời, dạy trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn không dễ vì khái niệm ấy quá phức tạp với con. Vậy ba mẹ có nên để trẻ tự đáp ứng nhu cầu của mình và không cùng chơi đồ chơi với bạn khác?
Dạy trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn như thế nào mới đúng?
Một trong những nguyên tắc giáo dục trẻ những ngày đầu đời là dạy trẻ biết chơi chung với người khác. Nhiều bố mẹ mặc định điều đó nghĩa là dạy trẻ chia sẻ?
Nhưng mục tiêu của chúng ta là gì khi dạy trẻ chia sẻ? Chúng ta có nghĩ rằng dạy trẻ chia sẻ giúp trẻ hòa đồng? Chúng ta có muốn trẻ lớn lên thành người tốt bụng vì đáp ứng những nhu cầu của người khác? Hay chúng ta muốn những người lớn khác nhìn nhận mình là người hòa đồng với xã hội, rằng chúng ta không phải những ông bố bà mẹ keo kiệt và ích kỷ?
Trong những năm đầu đời, trẻ học cách tự đáp ứng nhu cầu của chính mình. Khái niệm chia sẻ, mượn và cho mượn quá phức tạp với trẻ. Trẻ mới biết đi chưa phát triển sự thấu cảm. Trẻ không thể nhìn vấn đề từ quan điểm của đứa trẻ khác.
Ép trẻ chia sẻ đồ chơi không dạy trẻ những kỹ năng xã hội mà chúng ta muốn ở trẻ mới biết đi. Thay vào đó, nó gửi cho trẻ những thông điệp mà chúng ta không muốn. Và nó có thể tăng khả năng trẻ cáu gắt, tức giận.
Ép con chia sẻ đồ chơi sẽ gửi đi những thông điệp sai
Theo Tiến sĩ Laura Markham, không dạy trẻ lên tiếng vì bản thân mà lại dạy trẻ chia sẻ đồ chơi sẽ truyền đi những bài học sai, ví dụ:
- Khóc lóc sẽ giúp một đứa trẻ có được những thứ chúng cần
- Bố mẹ sẽ là người chịu trách nhiệm việc bé nhận được thứ gì và khi nào
- Trẻ nên dừng việc mình đang làm để đưa đồ chơi cho bé khác chỉ vì bé đòi
Đây không nên là những thông điệp cho một đứa trẻ. Nhưng không may là khi bạn ép bé chia sẻ đồ chơi, đó là bài học trẻ sẽ rút ra.
Cung cấp công cụ xử lý tình huống cho trẻ
Bố mẹ có thể làm gì thay vì ép trẻ chia sẻ đồ chơi với bạn? Tiến sĩ Markham nói rằng trẻ cần được cung cấp công cụ để xử lý những tình huống này. Và đó là nhiệm vụ của bố mẹ.
Mục tiêu cho trẻ là nhận biết được khi bạn khác đang muốn chơi món đồ chơi của mình, và để trẻ được có lượt chơi của mình. Khi một đứa trẻ khác có món đồ chơi con muốn, chúng ta hi vọng trẻ có thể kiềm chế mình và không ngay lập tức giật đồ của bạn. Vậy nên bố mẹ sẽ phải làm mẫu thật kiên nhẫn.
Chúng ta hi vọng trẻ dùng lời nói để xử lý tình huống khi muốn chơi trong tương lai. Chúng ta nên cho bé những từ ngữ thích hợp.
Dạy trẻ em ủng hộ bản thân
Bằng cách dạy trẻ sử dụng lời nói, biện hộ cho bản thân và giải quyết mọi việc với những đứa trẻ khác, chúng ta đang dạy trẻ những kỹ năng sống quan trọng. Trẻ không cần được bảo rằng khi nào hết thời gian chơi. Trẻ không cần ngay lập tức chia sẻ đồ chơi với bạn khác.
Nếu người lớn luôn nhảy vào và đặt giới hạn, trẻ sẽ không còn khả năng học từ những trải nghiệm. Bé cần biết cách lên tiếng cho chính mình một cách lịch sự và tôn trọng.
Khuyến khích trẻ tự điều chỉnh
Trẻ nên được chơi tự do, được đủ đầy từ những trải nghiệm. Sau đó trẻ có thể sẵn sàng đưa đồ chơi cho bạn khác khi chơi xong.
Phương pháp này khuyến khích trẻ tự điều chỉnh và khả năng nhận biết khi một người khác được hài lòng. Nó cũng thúc đẩy sự hào phóng. Bé thích làm những đứa trẻ khác hạnh phúc. Bé có thể làm điều đó khi bé muốn, không phải vì bị bắt buộc. Và bé sẽ học được sự tốt bụng và cho đi.
Dạy trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn là dạy về lượt chơi của mỗi người, cách đợi chờ, cách lên tiếng khi tới lượt chơi của mình. Khi trẻ không bị bắt buộc phải chia sẻ, kết quả là trẻ sẽ biết kiên nhẫn, thấu hiểu. Và cuối cùng, trẻ có thể xử lý những tình huống phức tạp về tình cảm khi trẻ lớn hơn.
Theo verywellfamily
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!