Việc học văn hoá thường là trọng tâm của giáo dục, nhưng việc dạy các em học sinh tiểu học các kỹ năng xã hội và cảm xúc giúp trẻ kiểm soát bản thân.
Kỹ năng xã hội và cảm xúc
Các nhà nghiên cứu của Đại học Duke (Mỹ) đã nghiên cứu một chương trình có tên Fast Track – một chương trình được bắt đầu vào đầu những năm 1990 dành cho trẻ em bị gia đình và giáo viên chỉ định là có nguy cơ cao phát triển những hành vi hung hăng, bạo lực.
Các học sinh được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm; một nửa đi học bình thường, còn một nửa tham gia vào chương trình can thiệp Fast Track, bao gồm việc học giáo trình đặc biệt do giáo viên hướng dẫn, các nhóm hỗ trợ đào tạo phụ huynh, dạy kèm ở nhà cho học sinh và giáo án các bài học về tự kiểm soát bản thân và các kỹ năng xã hội. Trong một nghiên cứu khác được công bố hồi đầu năm nay, các nhà nghiên cứu giải thích rằng chương trình này kéo dài từ lớp 1 đến lớp 10, và đã thực sự làm giảm tình trạng phạm tội, bị bắt giữ và lạm dụng các dịch vụ hồi phục sức khoẻ tâm thần ở các học sinh từ tuổi thanh thiếu niên đến tuổi trưởng thành.
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà nghiên cứu đã cố gắng lý giải những phát hiện trước đó. Khi xem xét dữ liệu từ gần 900 sinh viên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khoảng 1/3 kết quả giảm tỷ lệ phạm tội trong tương lai có ảnh hưởng từ các kỹ năng xã hội và tự điều chỉnh bản thân mà học sinh đã học từ 6 đến 11 tuổi.
Các kỹ năng học văn hoá
Các kỹ năng học văn hoá được giảng dạy trong chương trình Fast Track ít có ảnh hưởng đến việc giảm tỷ lệ phạm tội hơn là các kỹ năng mềm, hay những kỹ năng có liên quan đến trí tuệ cảm xúc. Kỹ năng mềm có thể bao gồm dạy trẻ làm việc nhóm hoặc dạy cho họ cách cân nhắc hậu quả lâu dài trước khi họ đưa ra quyết định.
Kenneth Dodge, Giáo Sư về chính sách công, tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Duke (Mỹ), nói: “Kết luận mà chúng tôi có thể rút ra là những kỹ năng mềm cần được chú ý nhiều hơn trong hệ thống giáo dục hệ thống xã hội của chúng ta.” Dodge là nhà nghiên cứu chủ chốt trong nghiên cứu này cũng như trong dự án Fast Track sơ khai, và cũng là giám đốc Trung tâm Duke về Chính sách Gia đình và Trẻ em. Ông khẳng định “Các bậc cha mẹ, cũng như các nhà hoạch định chính sách giáo dục nên làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy những kỹ năng này với con cái”.
“Chỉ cần chúng ta có thể cải thiện những kỹ năng đó, chúng ta sẽ có thể giảm tỷ lệ phạm tội ở vị thành niên”, Dodge cho biết. Nghiên cứu được công bố vào thứ Tư trên tạp chí Phát triển Trẻ em.
Tầm quan trọng của việc giảng dạy kỹ năng tự kiểm soát và kỹ năng xã hội
Theo Neil Bernstein, nhà tâm lý học ở Washington, D.C., người chuyên về nghiên cứu rối loạn hành vi trẻ em và vị thành niên, kết luận của các nhà nghiên cứu phù hợp với những gì ông đã nhìn thấy trong thực tế làm việc với trẻ em trong hơn 30 năm qua. Và ngoài việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảng dạy kỹ năng tự kiểm soát và kỹ năng xã hội, ông cũng đề cao việc dạy lòng nhân ái và sự đồng cảm.
Bernstein nói: “Sự đồng cảm là tính cách giúp cho chúng ta nhận thức được tình cảm của người khác và khi môt cá nhân biết đồng cảm với người khác, anh ta sẽ không làm tổn thương tình cảm của người khác.” Bernstein cũng là người phụ trách hội đồng tư vấn của tổ chức Hợp tác giúp Trẻ em nói không với ma túy và là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng, bao gồm “Bảo vệ con khỏi rắc rối và làm gì khi con hư”.
“Thấu hiểu được cảm giác của người khác cũng làm cho thanh thiếu niên tránh khỏi tình trạng bị bắt nạt và những hành vi đáng lo ngại khác”, Bernstein nói.
Sự đồng cảm có phải một kỹ năng không?
Sự đồng cảm không phải là một trong những kỹ năng đã được nghiên cứu trực tiếp trong nghiên cứu này, theo phát biểu của Lucy Sorensen, Ph.D. Sinh viên của Đại học Duke và là tác giả chính của nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu này có xem xét một số hành vi hướng về xã hội điển hình – một số hành vi được định nghĩa là ý thức tự nguyện đóng góp giúp đỡ người khác.
Mặc dù Bernstein nghĩ rằng những phát hiện của nghiên cứu này thực sự có ý nghĩa và có thể trở thành một mô hình mẫu cho các trường học, ông nhận định để phát triển cục bộ một hệ thống trường học, giáo viên, phụ huynh và học sinh có đủ động lực tham gia vào một chương trình như Fast Track là một thách thức không nhỏ.
Kỹ năng quản lý cảm xúc
Sorensen cũng nói thêm rằng, một số chiến lược để ra trong nghiên cứu Fast Track đã áp dụng thành công trong các trường học, chẳng hạn như chương trình học tập kỹ năng quản lý cảm xúc và kỹ năng xã hội có tên Phát triển Chiến lược Tư duy Khác biết (Promoting Alternative Thinking Strategies, hay PATHS). Các chương trình như Fast Track cần sự đầu tư và đồng ý từ hệ thống trường học, giáo viên và phụ huynh, và điều có thể gây ra nhiều khó khăn. Nhưng cô ấy cũng nói thêm rằng thế mạnh của Fast Track là chương trình giúp học sinh được hỗ trợ cả ở trường học và ở nhà.
Dodge nói: “Càng ngày càng có nhiều người hiểu biết trẻ vị thành niên cần những gì để có thể thành công. Trước đây chúng tôi chỉ nghĩ rằng học sinh cần những kỹ năng học thuật – Đọc và toán học là hai kỹ năng rất quan trọng đối với những công việc liên quan đến lĩnh vực này. Tuy vậy, tự biết kiểm soát bản thân lại rất quan trọng đối với các nhiệm vụ cơ bản khác trong cuộc sống – đây chính là yếu tố giúp giảm tỷ lệ phạm tội và tránh được nguy cơ bị bắt giữ và tội phạm bạo lực. “
Bản quyền năm 2015 của Kaiser Health News. Để xem thêm, hãy truy cập Kaiser Health News.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!