Dạy trẻ ăn vạ không dễ vì bạn rất dễ mất bình tĩnh trước hành động mè nheo của trẻ. Vì thế, trước hết ta cần có một trái tim bao dung và ý chí sắt đá.
Tật ăn vạ có nguyên nhân phần lớn từ cách bố mẹ quá nuông chiều khi con còn bé. Để dạy trẻ ăn vạ bỏ đi tính cách xấu này là điều không dễ dàng. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn lớn cũng như tinh thần vững vàng của những người làm cha làm mẹ.
Trẻ khóc lóc ăn vạ vì muốn ba mẹ đáp ứng mong muốn của trẻ
Vì sao trẻ ăn vạ? Trẻ thường ăn vạ như thế nào
Trẻ em đa phần đều có tính mè nheo, ăn vạ. Chúng có nguồn gốc từ việc muốn được quan tâm, yêu thương, chăm sóc của trẻ. Trẻ thường có biểu hiện này khi khó chịu, bị đói, mệt, buồn ngủ, căng thẳng. Đặc biệt là những cảm xúc kích động như bị bạn khác lấy mất đồ chơi, lo lắng, xấu hổ…
Tính ăn vạ sẽ có cơ hội phát triển mạnh khó kiểm soát khi bố mẹ quá chiều con. Trẻ dưới 1 tuổi ăn vạ bằng cách khóc. Còn trẻ từ 1-3 tuổi ăn vạ vì chưa diễn đạt tốt bằng lời nói sẽ có các hành động khác. Nhìn chung trẻ biết làm gì để có được sự quan tâm và chiều chộng từ bố mẹ, ông bà…
Tùy thuộc vào tính cách mà mỗi trẻ có một cách ăn vạ khác nhau. Có trẻ thì gào khóc liên tục, có trẻ thì nằm giãy ra sàn… Dù biểu hiện dưới hình thức nào, bạn vẫn có cách để chấm dứt các cơn ăn vạ vô lối của trẻ.
Mỗi trẻ lại có một cách ăn vạ khác nhau
Những điều ba mẹ không nên làm khi dạy trẻ ăn vạ
Trước hết, ba mẹ nên học cách đọc tín hiệu hay biểu hiện của trẻ trước cơn ăn vạ. Tiêu biểu thường gặp nhất là trẻ sẽ mếu, xụ mặt, dậm chân… Khi trẻ ăn vạ, phản ứng thông thường của phụ huynh là phải nhanh chóng để con nín ngay. Tuy nhiên đây là cách làm sai lầm. Theo các chuyên gia, để dạy trẻ ăn vạ, bạn phải “lì đòn” và phớt lờ sự mè nheo của trẻ. Hãy thử áp dụng các bước sau:
Giữ sự bình tĩnh
Nếu bạn mất bình tĩnh trước cơn ăn vạ của trẻ, bạn đã thua cuộc. Khi đó, bạn và trẻ sẽ có một trận đấu đầy tiếng la hét. Dĩ nhiên, hành xử như thế chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Vì thế, bình tĩnh luôn là điều kiện tiên quyết nếu bạn muốn dạy trẻ ăn vạ. Nếu thấy bản thân dần không kiềm chế được, bạn hãy tạm tách rời khỏi trẻ. Sau đó, bạn hãy quay lại “xử lý” trẻ ăn vạ khi đã bình tâm.
Hãy quay lại với trẻ khi bạn đã bình tĩnh hơn
Hãy phớt lờ trẻ
Khi con có ăn vạ, bạn không nên dỗ dành, giải thích hay răn đe. Trẻ sẽ nhanh chóng “bắt bài” được rằng trẻ đang “được quan tâm” và càng tiếp tục. Vì thế, bạn hãy phớt lờ trẻ, cứ để bé khóc và không dỗ dành, không quát mắng. Bạn hãy ngồi đối diện trẻ, bình thản nhìn trẻ. Và bạn có thể nói với trẻ, “khi nào con khóc xong thì con với ba/mẹ sẽ nói chuyện”. Hoặc bạn có thể bày ra trò chơi gì đó để đánh lạc hướng trẻ. Trẻ sẽ “quên” mất là mình đang ăn vạ.
Để trẻ bình tĩnh nhưng phải có giới hạn thời gian
Khi con bạn đang ăn vạ, bạn không nên đưa ra quá nhiều câu hỏi. Vì lúc này trẻ không có khả năng trả lời. Bạn cũng không nên nói “không sao đâu” hay cố trấn an, vì chắc rằng, cường độ của cơn ăn vạ không giảm. Điều duy nhất bạn nên làm là để cho trẻ có thời gian bình tĩnh. Tuy nhiên, bạn phải đặt ra giới hạn thời gian cho những cơn ăn vạ của trẻ. Mục đích là để trẻ hiểu, hành động của trẻ không được quá lố.
Bạn hãy cho trẻ có thời gian điều chỉnh lại cảm xúc
Không bỏ qua cơn ăn vạ của trẻ
Khi trẻ đã bình tĩnh, bạn hãy nhẹ nhàng ôm trẻ và nói về chuyện vừa xảy ra. Ba mẹ nói là ba mẹ hiểu vì sao trẻ khóc để trẻ biết là ba mẹ hiểu cảm xúc của trẻ. Đồng thời ba mẹ cũng có thể dạy trẻ nói ra cảm xúc của mình. Việc trẻ tức giận khóc lóc chỉ khiến ba mẹ không hiểu ý trẻ mà thôi. Ba mẹ phải nói dạy trẻ biết chỉ khi trẻ bình tĩnh, mọi việc mới có thể giải quyết.
Nhất quán cách dạy trẻ ăn vạ
Bạn đã đạt kết quả khả quan khi dạy trẻ ăn vạ ở nhà. Tuy nhiên, khi ra ngoài, bạn rất bối rối khi trẻ cơn nổi cơn ăn vạ. Vì sợ mất mặt với người khác, bạn sẽ chấp nhận yêu sách của trẻ. Nhiều ông bố bà mẹ chọn cách dỗ trẻ bằng bánh kẹo, đồ chơi khi ở nơi công cộng. Tất nhiên, trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra sự thỏa hiệp này của bạn. Và như thế, lần sau bé sẽ áp dụng nó. Vì vậy, bạn phải chịu khó “mất mặt”. Hãy áp dụng cách dạy trẻ ăn vạ như ở nhà dù đang ở ngoài đường.
Mặt đối mặt với trẻ
Khi dạy trẻ chỉ nên một mình bạn với trẻ. Khi có người khác có thái độ bệnh vực, kỷ luật sắt của bạn sẽ trở nên vô nghĩa. Bạn và gia đình cũng nên cần thống nhất quan điểm nuôi dạy con để hỗ trợ nhau. Chỉ có cùng nhau, chúng ta mới dạy trẻ ăn vạ từ bỏ tính cách xấu xí này, bạn nhé.
Thay lời kết
Việc trẻ em gào khóc, mè nheo, ăn vạ là bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần biết cách dạy trẻ ăn vạ một cách hợp lý. Bạn hãy áp dụng các phương pháp trong bài viết trên đây một cách hợp lý. Với trái tim bao dung và ý chí sắt đá, chắc chắn bạn và người thân sẽ làm được.
Xem thêm
Làm gì khi bé la hét, ăn vạ và tức giận – Những chiêu bài xử lý cho bố mẹ
Hiểu về các cơn giận dữ, mè nheo, ăn vạ, la hét của trẻ để dạy con thay vì la mắng con!
Nuôi dạy con kiểu Pháp giúp Mẹ không còn gào thét với con nữa!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!