Trẻ ăn vạ. Khi đó cha mẹ sẽ thấy gì? Bé có thể lăn đùng ra đất, giãy đành đạch. Thậm chí là gào khóc hoặc tự làm đau mình. Tất cả chỉ nhằm mục đích đạt được điều mình muốn. Với những biểu hiện của hành vi tiêu cực này, cha mẹ cần có biện pháp xử lý để giúp trẻ bình tĩnh lại và nhận thức được hành vi của mình.
Nếu thấy con lăn ra đất ăn vạ – Cha mẹ nên xử lý như thế nào?
Ăn vạ có lẽ là một trong các tình huống thách thức khả năng làm cha mẹ của tất cả các ông bố bà mẹ. Nhiều người thực sự mềm lòng khi thấy con khóc lóc, la hét, giãy giụa. Nhưng có một điều cha mẹ nên nhớ rằng. Một khi đã ở trong vai trò làm cha mẹ, bạn cần vững vàng và kiên định. Nếu một lần nhượng bộ, coi như cha mẹ đã bị mất chiến tuyến. Con sẽ được đà và nắm được điểm yếu của cha mẹ. Hành vi tiêu cực này sẽ tiếp tục tiếp diễn như thể không bao giờ chấm dứt. Mỗi khi con muốn điều gì, con sẽ sử dụng “ăn vạ” như một chiêu bài để đạt được mục đích của mình.
Chính vì thế, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng các cách xử lý sao cho phù hợp với tình huống ăn vạ của con.
7 tuyệt chiêu dành cho cha mẹ những lúc bé ăn vạ
1. Yêu cầu trẻ chấm dứt hành vi tiêu cực
Bất cứ khi nào cha mẹ thấy trẻ có biểu hiện như la hét, ném đồ, giãy giụa hoặc tự làm đau mình. Cha mẹ cần bình tĩnh yêu cầu con chấm dứt hành vi đó. Từ từ tiến lại phía con và ôm chặt con. Hãy giúp trẻ chấn tĩnh lại và nói ngắn gọn rằng con nên chấm dứt hành vi này.
2. Thể hiện tình yêu thương với con
Một số trẻ ăn vạ cũng chỉ bởi muốn gây sự chú ý với cha mẹ. Thực tế trẻ chỉ mong muốn thể hiện rằng con cần cha mẹ hiểu con. Do đó, cha mẹ hãy ôm con và chạm nhẹ nhàng vào con (tiếp xúc da). Thường xuyên nói với con rằng cha mẹ yêu con. Hãy thể hiện cho trẻ thấy tình yêu thương của cha mẹ với con. Điều này sẽ giúp trẻ giảm dần các hành vi tiêu cực. Từ đó trẻ cảm thấy an toàn và ổn định về cảm xúc. Nhờ vậy trẻ sẽ tự tin hơn vào bản thân.
3. Tuyệt đối bình tĩnh, không phản ứng tiêu cực lại với con
Đây là điều mà không phải cha mẹ nào cũng có thể làm được. Nhưng cảm xúc của cha mẹ rất quan trọng vào thời điểm con ăn vạ. Cha mẹ muốn con dừng hành vi tiêu cực thì không nên quát mắng, gào lại lên với con. Cách làm này sẽ chỉ khiến tình hình tệ hơn mà thôi. Con sẽ càng muốn chống đối để giành được phần thắng trước cha mẹ. Thậm chí nếu dùng cách đánh mắng những khi trẻ ăn vạ sẽ càng gây áp lực cho con. Từ đó thái độ chống đối cha mẹ của trẻ sẽ càng nghiêm trọng hơn.
4. Không dùng lời lẽ tiêu cực với con
Việc mắng mỏ, so sánh con với trẻ khác vào thời điểm con ăn vạ là không nên. Chẳng hạn như nói với con “Nhìn bạn kìa, có mè nheo, ăn vạ giống con đâu?”. Những lời nói như vậy thực sự không nên nói ra với trẻ. Một khi có sự so sánh sẽ dễ làm trẻ tự ti, mặc cảm. Hoặc đe dọa trẻ bằng các câu nói như “nếu còn tiếp tục ăn vạ, chú công an sẽ đến bắt đi đấy”. Tất cả các câu nói kiểu vậy đều không giúp ích gì cho trẻ. Ngươc lại còn có thể tạo nên nỗi sợ hãi vô hình, gây ảnh hưởng tâm lý lâu dài cho trẻ.
5. Kiên quyết không nhượng bộ với đòi hỏi vô lý trong cơn ăn vạ của con
Nếu con ăn vạ vì những lý do không chính đáng (mua đồ chơi, …) cha mẹ không nên nhượng bộ. Một khi chiều theo ý con để con dừng hành vi này con sẽ càng tiếp tục vào những lần sau. Cha mẹ nên giải thích và trao đổi về đòi hỏi của con. Ví dụ nếu con thực sự muốn mua đồ chơi, con sẽ được lựa chọn. Chẳng hạn như được mua vào những dịp lễ tết, dịp đặc biệt. Hoặc lựa chọn làm việc. Mỗi khi con giúp cha mẹ làm việc nhà, con sẽ được tặng 1 ngôi sao. Khi nào đủ số sao quy định (giữa cha mẹ và con), con sẽ được phép mua món đồ chơi mà con thích. Cách này vừa giúp con hiểu được thời gian, tình huống phù hợp với yêu cầu của con. Đồng thời lại khuyến khích con biết làm việc, hiểu được giá trị của lao động.
6. Tránh các hình thức trừng phạt nghiêm trọng với con
Việc phạt trẻ khi bé ăn vạ còn tùy thuộc vào tình huống và hành vi lúc đó của bé. Tuy nhiên không nên dùng các hình thức phạt quá nghiêm trọng mà khiến con sợ hãi.
Cha mẹ có thể dùng phương pháp đếm 1-2-3 hoặc cách lý bé. Với 1-2-3 khi con ăn vạ. Ví dụ thấy con bắt đầu cư xử tiêu cực, cha mẹ có thể nhắc. Mẹ nhắc lần 1, con nên dừng việc la hét và ăn vạ lại. Trẻ vẫn tiếp tục. Mẹ nhắc lần 2, con nên dừng hành vi của con lại. Nếu trẻ vẫn tiếp tục, mẹ nhắc lần 3 và có hình phạt dành cho con. Có thể phạt bằng cách đặt con vào một không gian an toàn chỉ có mình con. Hoặc để con ngồi lên một chiếc ghế trong phòng. Chờ con bình tĩnh lại thì giải thích cho con nghe. Cách này có thể áp dụng với trẻ từ 1,5-2 tuổi trở lên.
7. Cần có sự thống nhất về quy tắc xử lý ăn vạ giữa cha mẹ
Đây là điều rất quan trọng. Nếu cha (mẹ) kiên quyết phạt con nhưng người con lại cố gắng dỗ dành và đáp ứng nhu cầu của con thì sẽ gây ra những hậu quả không hay với trẻ:
- Trẻ bị lẫn lộn, phân vân về quy tắc sống. Không ổn định về cảm xúc.
- Bé sẽ biết phải chọn ai về phe với mình mỗi khi ăn vạ.
Do đó, cha mẹ cần phải đồng nhất trong việc xử lý cũng như hình thức phạt với con nếu con giở chiêu bài ăn vạ.
Ăn vạ là hành vi tiêu cực có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Nhất là đối với trẻ 2-3 tuổi, khi bé còn đang trong thời kỳ học cách kiểm soát cảm xúc. Dạy con biết chờ đợi, kiên nhẫn cũng như hiểu về nguyên nhân, hệ quả sẽ giúp cha mẹ giảm thiểu hành vi này. Thường xuyên lặp đi lặp lại các bước xử lý ăn vạ như trên, dần dần trẻ sẽ nhận ra “sự vô ích” của việc ăn vạ. Do đó, chú trọng vào việc hiểu và tôn trọng cảm xúc của con, bình tĩnh xử lý tình huống khi con ăn vạ, kiên định và thống nhất. Đó là những nguyên tắc cơ bản để cha mẹ vượt qua các cơn ăn vạ này.
Theo The Asianparents Thái Lan
Các bài viết liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!