Hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 còn được gọi theo cách gọi dân gian đó là tràng hoa quấn cổ 1 vòng tuần 32, xảy ra khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ hay trong thời gian bà bầu đau bụng chuyển dạ hay trong quá trình sinh. Cùng tìm hiểu thêm:
- Tràng hoa quấn cổ là gì?
- Quan niệm nhân gian về tràng hoa quấn cổ
- Biến chứng của dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32
- Bà bầu nên làm gì khi bị dây rốn quấn cổ
- Hỏi đáp về tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32
Tràng hoa quấn cổ mang ý nghĩa gì không?
Tràng hoa quấn cổ mang ý nghĩa gì
Thông thường, cứ mười mẹ mang thai thì có vài mẹ bầu gặp phải tình trạng không mong muốn này.
Trong những tháng cuối thai kỳ, thai nhi thường rất hiếu động, thay đổi vị trí thường ngày và tạo nhiều hoạt động khác trong bụng mẹ khiến tình trạng dây rốn quấn bị quanh người, đặc biệt là vùng cổ. Tình trạng này sẽ không đến mức nguy hiểm nếu phát hiện và can thiệp kịp thời trong quá trình mang thai. Tuy vậy, vẫn có một số nhỏ trường hợp tràng hoa quấn cổ 1 vòng tuần 32 gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng phát triển của thai nhi, ảnh hưởng đến sự ra đời.
Hiện tượng tràng hoa quấn cổ quan niệm dân gian
Dấu hiệu nhận biết dây rốn quấn cổ
Hầu hết các trường hợp dây rốn quấn cổ thường được phát hiện nhờ siêu âm thai. Không những biết được thai nhi bị dây rốn quấn hay không, siêu âm còn giúp bác sĩ biết được dây rốn quấn bao nhiêu vòng và tình hình sẽ nguy hiểm đến thai nhi ra sao?
Bà bầu bầu nên thường xuyên theo dõi những cú “chưởng” của con mỗi ngày. Nếu đạp ít hoặc dữ dội hơn bình thường thì bà bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Mẹ có thể xem thêm:
Thai tuần 33 bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, mẹ bầu nên làm gì?
Không đeo trang sức quấn nhiều vòng
Cũng như việc không bước qua dây và vòng, bà bầu đeo trang sức nhiều vòng cũng cần được kiêng vì có thể dễ liên tưởng đến các tràng hoa, quấn thành nhiều vòng trên cổ thai nhi.
Theo kinh nghiệm dân gian và theo duy tâm, nếu trong thai kỳ, mẹ thường sử dụng vòng trang sức chính là điềm báo không vui cho bé. Nhưng chưa có chứng minh khoa học chính xác về vấn đề này nên chỉ khuyên bà bầu cẩn thận khi đeo trang sức đắt tiền để tránh những nguy hiểm.
Bà bầu nên kiêng bước qua dây hoặc võng
Bà bầu nếu bước qua hai hình thức trên, thai nhi dễ bị tràng hoa quấn cổ. Hiện vẫn chưa có những giải thích khoa học cụ thể nào. Cách hiểu đơn giản chỉ là bảo vệ mẹ trước các nguy cơ vấp, té nếu không cẩn thận trong việc đi đứng. Dưới kiến thức y khoa hiện đại thì khẳng định việc bà bầu bước qua vật gì đó hoặc sợi dây thì không có sự liên quan nào đến dây rốn em bé cả.
Tràng hoa quấn cổ 1 vòng có sao không?
Dây rốn có thể quấn cổ thai nhi 1 vòng hoặc 2,3 vòng tùy từng trường hợp. Phổ biến nhất là dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32. Mẹ bầu nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ trong lịch khám định kỳ dù hiện tượng này không đáng ngại. Ngoài ra, tình trạng này cũng đã được chứng minh có tác động rất ít tới nguy cơ chết non của thai nhi khi sinh.
Biến chứng của dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32
Hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ rất hiếm có biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nếu bà bầu lo lắng cho thai nhi trong hiện tượng này thì hãy trực tiếp trao đổi với bác sĩ sản khoa để nhận được những lời tư vấn hữu ích.
Thông thường, dây rốn quấn cổ có thể khiến bé và mẹ bầu gặp phải các sự cố sau:
- Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, thì quá trình vận chuyển máu và chất dinh dưỡng nuôi thai sẽ bị cản trở. Nên khả năng cao em bé sau sinh nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là có thể tử vong trong bụng mẹ.
- Khi một người mẹ chuyển dạ, dây rốn thai nhi có thể bị treo cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Nếu được các bác sĩ xử lý kịp thời hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 thì không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Nhưng nếu dây rốn quấn chặt, bé có thể thiếu Oxy. Do đó, đối với những bé bị dây rốn quấn cổ, sau khi sinh nếu mẹ phát hiện thấy bé có dấu hiệu co giật, chân tay run cần đưa đi khám ngay.
Bà bầu nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?
Mẹ bầu cần làm gì bị dây rốn quấn cổ thai nhi
Đầu tiên bà bầu cần phải biết là tình trạng này không nguy hiểm như mình nghĩ, không cần quá lo lắng. Trên thực tế có khá nhiều bé tự tháo được dây rốn quấn cổ khi ở tuần thai thứ 18 đến 25.
Nếu trong trường hợp, bé bị quấn cổ khi đã lớn sẽ không có phương pháp nào để tháo gỡ được thì việc cần làm đó là khám thai theo đúng lịch trình mà bác sĩ đưa ra và thường xuyên theo dõi thai máy. Khi thấy bé đạp quá ít hoặc quá nhiều thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Tùy vào tình hình của bà bầu mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Hầu hết những thai nhi chỉ bị dây rốn quấn một vòng đều có thể sinh thường khỏe mạnh được.
Có thể mẹ chưa biết:
Cách chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng đơn giản và hiệu quả
Hỏi đáp về tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32
Tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé
Người mẹ tên Thảo đang ở Đồng Nai, năm nay 32 tuổi. Đi khám bác sĩ ở Đồng Nai, kết quả siêu âm: Thai em được 32 tuần, em bé cân nặng: 1800gr, nước ối: Trung Bình, ngôi thai: Đầu, Dây rốn: quấn quanh cổ em bé 1 vòng. Chị lo lắng hỏi bác sĩ:
- Kết quả siêu âm như vậy em bé có ổn không?
- Trường hợp này phải sinh thường hay sinh mổ?
Chị Thảo mang thai lần đầu nên không có kinh nghiệm, nên nhờ bác sĩ tư vấn.
Thạc sĩ – Bác sĩ Phan Thanh Bình, Khoa Chăm sóc trước sinh Bệnh viện Từ Dũ trả lời: “Khi thai lớn và di chuyển trong buồng tử cung có thể làm dây rốn quấn quanh thân mình hay quấn cổ, khi đã tự quấn thì cũng có thể tự tháo được, vì vậy không có gì đáng lo cả, biết đâu tháng sau siêu âm bé lại tự tháo ra. Để thai nhi tăng cân tốt nhất có thể bạn nên có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng tâm lý, và chế độ dinh dưỡng tốt. có thể cân nhắc uống sữa tươi không đường khoảng 1 – 2l /ngày. Sinh thường hay sinh mổ thì khoảng 36 – 37 tuần, nên trao đổi trực tiếp lại với bác sĩ khám cho mình.”
Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 có gây nguy hiểm không?
Như vậy là, tình trạng bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 không quá mức nghiêm trọng như nhiều người và như mẹ bầu suy nghĩ. Có những trường hợp bé có thể tự tháo gỡ, hoặc bác sĩ khoa sản sẽ có những biện pháp khắc phục để mẹ yên tâm bé ra đời mạnh khỏe. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bà bầu.
Nguồn tham khảo: Em bé bị dây rốn quấn quanh cổ 1 vòng – Bệnh viện Từ Dũ
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!