3 tuổi được xem là thời điểm quan trọng trong nuôi dưỡng và giáo dục con. Làm sao để dạy con dưới 3 tuổi một cách tốt nhất? Con nghe lời và ngoan ngoãn?
3 tuổi là thời điểm hình thành tính cách của trẻ. Rất nhiều em bé được bố mẹ quá nuông chiều khiến cho con ỷ lại. Một số thì lại không nghe lời bố mẹ. Rất cứng đầu. Nhưng chung quy lại, đó là khủng hoảng tuổi lên ba. Bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua.
Vấn đề là bố mẹ phải làm thế nào để bé dưới 3 tuổi ngoan ngoãn? Hãy cùng tìm hiểu xem nào!
Hành vi của con từ 1 -3 tuổi quyết định tính cách của con cả đời
Các mẹ hãy cân nhắc trước khi thỏa mãn 1 yêu cầu nào đó của con. Dù nhỏ nhất cũng cần đặt ra câu hỏi. Liệu điều này giúp ích gì cho con sau 20 năm nữa? Nếu có thì ok, mẹ đáp ứng con ngay.
1 – 3 tuổi là khoảng thời gian định hình tính cách của con
Nhưng nếu không, các mẹ nhất định phải nuốt nước mắt vào trong và từ chối. Đừng nghĩ, việc đó chỉ nhỏ xíu. Đừng nghĩ mình đáp ứng làm việc đó là vì yêu con hay bởi nhà mình có điều kiện… Các mẹ hãy nhờ rằng “chiếc thuyền đắm vì 1 lỗ nhỏ”. Thế nên, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định nhé.
Dạy con dưới 3 tuổi: Cung cấp vốn từ cho con nhiều nhất có thể
Con sẽ hoàn toàn hấp thu ngôn từ của người lớn xung quanh. Vậy nên, các mẹ hãy cẩn trọng và tìm môi trường ngôn ngữ tích cực cho con. Người lớn muốn trò chuyện to tiếng, muốn cãi vã ở đâu thì cãi. Đừng cãi nhau trước mặt con. Bởi lẽ con sẽ tự động học mà không có chọn lọc. Đừng hỏi vì sao con đanh đá. Đừng hỏi vì sao con có những ngôn từ ấy. Tất cả từ ta mà ra cả.
Nhất quán trong cách dạy con dưới 3 tuổi
Ví dụ đơn giản, một cái bánh sẽ ra sao nếu có tới 3 đầu bếp cùng tham gia vào làm. Ai cũng sẽ nghĩ công thức của mình là đúng nhưng 3 công thức đúng cộng lại sẽ tạo ra công thức sai.
Mỗi người dạy một kiểu thì chả mấy mà hỏng
Đứa trẻ cũng thế! Nếu cách dạy con không nhất quán thì con sẽ hoang mang không biết phải theo ai, phải làm thế nào mới đúng. Lúc đó, con sẽ chọn người đưa ra phương án dễ dàng nhất và là người thương con nhất theo cảm nhận của chính các con. Và dần dần, sau này con có thể mất đi chính kiến của bản thân. Con sẽ sống theo kiểu nắng bên nào thì che bên ấy. Không hề nghĩ tới chuyện sẽ đưa ra ý kiến của mình. Sống bị phụ thuộc.
Mỗi ngày hãy dành 3 phút cho con
Thay vì cứ cố gắng dạy dỗ, nhồi nhét mọi thứ thì nên dành khoảng thời gian 3 phút cho con giải trí. Các mẹ có thể sử dụng bài hát thiếu nhi hay những câu chuyện để con được thoải mái. Hơn nữa, cách này còn giúp con có thể tiếp thu được thật nhiều ngôn ngữ và phát triển trí tưởng tượng của bản thân.
Cho con tương tác nhiều với màu sắc
Các mẹ hãy giới thiệu 7 sắc cầu vồng cho con ngay từ lúc con 2 tuổi để con không bị mù màu sau này. Xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam, chàm, tím. Dù là màu nào thì con cũng cần để phát triển trí tưởng tượng của bản thân.
Hãy cho con học nhiều màu sắc nhất có thể
Điều quan trọng là khi bắt gặp những màu trong cuộc sống, bố mẹ hãy giới thiệu luôn cho con. Đi trên đường, gặp đèn xanh đèn đỏ, bố mẹ hãy dừng lại để con nhìn. Sau đó, chỉ cho con màu gì, màu gì luôn. Bé sẽ rất thích đấy.
Dạy con dưới 3 tuổi: Cho con tương tác với các hình dạng
Hình trò, vuông, tam giác… không chỉ đơn giản là các hình đâu. Nó còn là thứ giúp các con tư duy không gian. Đồng thời tăng cường khả năng logic của các con nữa. Thế nên, các mẹ nên cho con tương tác với các hình này sớm để hình thành tư duy logic cho con. Đây là cách dạy con từ lúc lên 2 mà nhiều mẹ đã áp dụng thành công theo phương pháp của người Nhật.
Dạy con nhìn bản đồ, học cách tư duy mindmap
Các mẹ cứ để con tiếp xúc sớm cũng không sao. Trên thực tế, đây là lúc con học hỏi tất cả mọi thứ xung quanh. Thế nên khi để con tiếp xúc với mind map, con sẽ nhanh chóng hình thành cách tư duy theo sơ đồ. Điều đó giúp ích rất lớn cho con sau này đó ạ.
Mắng chửi không khiến con giỏi hơn
Quan trọng là mẹ định hướng cho con ra sao. Ví dụ, khi gặp vấn đề này, mẹ sẽ gợi ý con nên suy nghĩ theo hướng nào…
Cho con ra ngoài
Thay vì ru rú ở nhà chơi điện thoại, các mẹ hãy cho con đi trung tâm thương mại. Dù có tiền hay không cũng được. Chỉ cần ra ngoài cùng mẹ thôi là trẻ thích rồi. Cho con chiêm ngưỡng những ngôi nhà đẹp, kiến trúc tuyệt tác để hình thành ước mơ sau này của con. Để con biết, mình muốn làm gì trong cuộc đời mình. Ngoài ra, môi trường phát triển bên ngoài cũng giúp con cứng cỏi hơn.
Hãy cho con ra ngoài chơi
Các mẹ muốn con hạnh phúc, hãy cho con gặp gỡ và tương tác với người hạnh phúc. Nếu mẹ muốn con trở thành người hoạt ngôn hãy để con tương tác sớm với MC, người dẫn chương trình, diễn giả… Mẹ muốn con luôn tươi cười, hãy để con tiếp xúc với người lạc quan, cười suốt ngày.
Bởi vì, người khác chẳng thể cho con những cái mà họ không có. Cho nên đừng bao giờ mong muốn con tiếp xúc với người tiêu cực mà lại có cái nhìn tích cực. Cũng chẳng có một người suốt ngày nhăn nhó lại có thể cho con nụ cười cả ngày. Tương tự thế, những người nói dối chẳng thể giúp các con trung thực và người thiên vị cũng chẳng thể cho các con công bằng.
Thế nên, các con trở thành người như thế nào sau này là do đối tượng mà các mẹ để con tiếp xúc từ nhỏ. Bởi vậy, trước khi dạy con lớn khôn cho trẻ dưới 3 tuổi các mẹ cần xác định rõ đối tượng mà mẹ sẽ cho con tiếp xúc, sẽ ảnh hưởng tới con trong cuộc đời sau này.
Lời kết
Ở bên cha mẹ, con mới phát triển được
Dạy con dưới 3 tuổi là cả một quá trình dài. Nó không chỉ được đúc kết từ sự nghiệm khắc, mắng chửi mà còn là đúc kết của kiến thức và tình yêu thương. Có rất nhiều phương pháp dạy con. Nhưng bố mẹ hãy lựa chọn phương pháp phù hợp nhất nhé.
Xem thêm:
Mạng xã hội ảnh hưởng đến nuôi dạy con cái của bạn thế nào?
Mẹ dạy con trai điều gì khi trẻ bước vào tuổi dậy thì?
Bí quyết giúp mẹ dạy con học lớp 1 tại nhà cực hiệu quả không phải ai cũng biết
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!