Dạy con cách cầm bút đúng chuẩn không những giúp bé ghi bài nhanh, hiệu quả mà chữ vẫn đẹp. Nhờ vậy con sẽ tự tin hơn khi đến lớp.
Trẻ sẽ cảm thấy áp lực nếu không thể ghi kịp bài giảng hoặc bị cô phê chữ xấu. Vì vậy, cách cầm bút đúng là một bước quan trọng giúp trẻ thích nghi nhanh với môi trường tiểu học. Vậy làm sao để dạy con cách cầm bút đúng để ghi kịp lời cô giảng mà chữ vẫn ngay hàng thẳng lối?
Dạy con cách cầm bút đúng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập của trẻ
Chuẩn bị các dụng cụ học tập trước khi dạy con cách cầm bút
Trước khi dạy con cách cầm bút, cha mẹ cần chuẩn bị các đồ dùng cần thiết. Danh sách đồ đùng bao gồm: Bàn học, ghế, giấy, vở, bút viết, gôm… cho con.
Chuẩn bị bàn ghế
Bạn cần một bộ bàn ghế chắc chắn và phù hợp với chiều cao và vóc dáng của trẻ. Cha mẹ có thể chọn những bộ bàn ghế có màu sắc tươi sáng, có họa tiết mà con thích. Với trẻ học mẫu giáo nên chọn ghế có chiều cao khoảng 30cm và bàn cao 50cm. Trẻ ở lứa tuổi tiểu học, chiều cao bàn ghế có thể tùy chỉnh thêm 5 hoặc 8cm. Đồng thời bố mẹ cũng cần đảm bảo vị trí đặt bàn học phải đủ sáng và mát mẻ.
Tập vở học viết
Bố mẹ nên mua giấy, vở loại mịn không quá trơn nhưng cũng không quá thô ráp. Vở viết của con cần độ sáng vừa đủ. Với trẻ mới bắt đầu tập viết, nên mua loại kẻ ô li. Đây là loại vở có dòng kẻ rõ ràng để trẻ dễ canh dòng khi viết.
Lựa chọn bút viết
Với trẻ mẫu giáo, cha mẹ nên chọn bút màu sáp. Còn khi trẻ mới vào lớp 1 thì hãy mua bút chì. Bút có chiều dài ngắn bằng một nửa so với loại thông thường để trẻ cầm nhẹ và dễ điều khiển bút hơn. Về bút viết bạn có thể tập cho con vẽ, hoặc viết chữ với bút sáp và bút chì.
Hướng dẫn tư thế ngồi viết chuẩn, cách cầm bút đúng để đảm bảo sức khỏe của trẻ
Tư thế ngồi học ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực và cột sống còn non yếu của trẻ. Đây cũng là thời điểm tốt để cha mẹ rèn thói quen ngồi học ngay ngắn của con. Nếu ngồi không đúng, trẻ sẽ bị ảnh hưởng cột sống, gây đau mỏi và giảm thị lực. Tư thế ngồi học đúng chuẩn là hai chân chạm đất, lòng bàn chân bằng phẳng. Con ngồi thẳng người ở phần lưng và cổ, không tì ngực vào bàn.
Dạy con cách cầm bút như sau:
Để hai tay bé đặt thoải mái, sử dụng tay thuận cầm bút. Lưu ý nếu con thuận tay trái, bố mẹ không nên ép con cầm viết bằng tay phải. Tay còn lại của bé được đặt nhẹ lên mép vở để giữ. Bé nên cúi nhẹ đầu, cố gắng giữ đầu thẳng.
Khi viết, mắt bé cách vở khoảng 25-30cm là phù hợp nhất. Bạn nên dạy con cách vươn vai, vặn người, thả lỏng cơ thể thường xuyên. Đây là cách giúp bé thư giãn và đở mỏi mệt khi học viết.
Cha mẹ nên làm mẫu khi dạy con cách cầm bút để trẻ dễ hình dung
Để bắt đầu, bạn nên ngồi cạnh bé, tạo mẫu để bé bắt chước. Các bước như sau:
- Đặt giấy, vở tại vùng giữa, ngay ngắn.
- Lấy 3 ngón tay cái, trỏ, và giữa khép lại, làm trụ giữ bút.
- Đầu ngón tay trỏ nên được đặt trên và gần đầu bút, phối hợp cùng ngón tay cái, ngón giữa nhẹ nhàng, linh hoạt.
- Bút chếch khoảng 30-45 độ so với mặt bàn. Tay còn lại đối diện, hơi khoanh lại để giữ giấy, giữ vở.
Cha mẹ nên cầm tay con nắn nót từng nét chữ để con quen dần với cách cầm bút.
Sau khi hướng dẫn con cách cầm bút, bạn nên cho trẻ thực hành và chỉnh lại nếu tư thế chưa đúng.
Nội dung thực hành viết chữ
Khi bé đã quen với việc cầm bút, bạn có thể cho trẻ tập viết theo độ khó tăng dần. Có thể bắt đầu bằng các loại vở tập viết có in mờ các chữ cái, chữ viết để trẻ viết đè lên.
Một số nội dung để trẻ thực hành cầm bút:
Yêu cầu co con viết các đường thẳng dọc, ngang, các đường tròn.
Tiếp đến, bạn hãy dạy con viết các chữ cái in hoa, chữ cái thường.
Sau cùng, hãy yêu cầu bé viết thành từ hoàn chỉnh và các câu ngắn, đơn giản.
Nên cho con bắt đầu luyện những nét đơn giản nhất
Ban đầu, bé có thể không viết đẹp. Cha mẹ nên kiên nhẫn nắm tay con và chỉnh lại tư thế khi con viết. Tuyệt đối không hối thúc trẻ mà hãy khuyến khích con rèn luyện mỗi ngày.
Cho con nghỉ ngơi
Trẻ em mới bắt đầu tập viết dễ mệt, nhất là khi phải giữ một tư thế lâu. Vì thế bạn cần cho bé nghỉ ngơi một lúc rồi viết tiếp. Cha mẹ có thể nghĩ ra một số trò chơi để bé được thư giãn. Duỗi các ngón tay, cử động các khớp cho đỡ mỏi… cũng là điều bé nên làm sau khi viết.
Bạn có thể cho con vươn vai hoặc đứng dậy đi lại một lúc để tỉnh táo hơn. Bạn cũng nên nhắc con uống đủ nước để tránh mất nước khi quá tập trung viết. Khoảng 15 phút, cha mẹ cho bé nghỉ ngơi 5 phút rồi lại ngồi tập viết tiếp. Thời gian tập viết của con chỉ nên kéo dài khoảng 30 phút là đủ.
Tập thói quen rèn chữ cho con mỗi ngày
Tập viết hàng ngày sẽ tạo cho con thói quen tốt và chữ viết sẽ đẹp hơn. Mỗi ngày, cha mẹ cho con tập viết khoảng 1-2 lần nhưng nhớ là kiên trì theo đuổi. Bạn đừng quên nhắc nhở con phải viết nắn nót, không viết vội vàng và cẩu thả.
Sau một thời gian, con sẽ quen với việc cầm bút, chữ cũng đẹp hơn. Khi đó cha mẹ hãy khuyến khích trẻ viết bất cứ khi nào rảnh rỗi. Bạn cũng có thể khuyên con viết nhật ký. Đây là cách thú vị và hấp dẫn đối với trẻ. Bạn cũng nên tặng phần thưởng để công nhận nỗ lực con, khuyến khích con rèn luyện tốt hơn.
Trên đây là những hướng dẫn đơn giản nhưng cực kỳ hữu hiệu nếu bạn muốn dạy con cách cầm bút chuẩn và viết chữ đẹp. Chỉ cần kiên nhẫn và nỗ lực, bạn sẽ giúp con viết đẹp lên mỗi ngày. Đó cũng là một tiền đề rất tốt để trẻ tự tin đến trường cùng bạn bè hơn.
Xem thêm
Kỹ năng cho bé 3 tuổi tập viết được rèn luyện như thế nào?
Chẩn đoán và trị liệu chứng khó viết Dysgraphia ở trẻ em
Ngôi trường kỳ lạ dạy học sinh cùng 1 lúc viết được hai tay – và mỗi tay một ngôn ngữ…
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!