Cách dạy con 2 tuổi không khó, nhưng sẽ cần một chút khéo léo từ ba mẹ. Ý thức độc lập của một đứa trẻ 2 tuổi khiến chúng làm ngược lại điều ba mẹ nói. Với một đứa trẻ 2 tuổi, nếu bạn nói “Đừng đập bàn”, con sẽ hành động như thể con nghe mẹ nói “… đập bàn”. Vì thế để dạy con 2 tuổi đúng cách, bạn cần biết những bí quyết nói một thứ ngôn ngữ khác với con.
Cùng tìm hiểu nội dung bài viết:
- Lờ đi những hành vi không mong muốn của con
- Nói với con những việc con có thể làm
- Giao việc cho con
- Chia nhỏ những việc phức tạp
- Chỉ rõ và thừa nhận những cảm xúc của con
Bắt đầu từ 2 tuổi, trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi về trí tuệ lẫn cảm xúc, giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh. Giai đoạn này, tính cách của trẻ cũng bắt đầu hình thành, trẻ có thể nhận thức được cảm xúc của chính mình. Trẻ có thể phát triển tình cảm và bộc lộ rõ cảm xúc hết sức rõ ràng. Khi trẻ 2 tuổi, khả năng về ngôn ngữ còn nhiều hạn chế, không thể diễn đạt được hết suy nghĩ và mong muốn.
Thêm vào đó, trẻ 2 tuổi có thể nhận thức được bản thân là một cá thể độc lập nên có xu hướng muốn tự làm mà không cần bố mẹ giúp đỡ. Thậm chí có thể không thích nghe lời chỉ bảo của bố mẹ mà muốn tự mình khám phá và hành động. Điều này khiến con rất dễ tức giận, nổi cấu hay khóc thét lên. Đây là tâm lý phổ biến ở trẻ lên 2, thường được gọi là khủng hoảng lên 2. Chính vì vậy, bố mẹ cần phải tìm hiểu, học hỏi để dạy con 2 tuổi đúng cách.
Lờ đi những hành vi không mong muốn của con
Trẻ 2 tuổi học hỏi bằng cách lặp đi lặp lại các hành vi. Ví dụ con nói một điều gì đó khiến ba mẹ tức giận và có những phản ứng khác bình thường, con sẽ tiếp tục nói điều đó nhiều lần nữa. Trẻ chưa đủ khả năng để hiểu rằng một hành vi của mình có thể khiến ba mẹ tức giận và buồn. Trẻ chỉ lặp lại mãi hành vi đó vì thấy phản ứng tức thì của ba mẹ thật thú vị.
Vì thế, hãy lờ đi những hành vi không tốt của trẻ. Khi trẻ thấy ba mẹ không phản ứng gì với những việc con làm, con sẽ mất đi sự hứng thú.
Dạy con 2 tuổi không nên la mắng con (Ảnh: istockphoto)
Bạn có thể xem:
Nói với con những việc con có thể làm
Trong những năm con 2 tuổi, hay 3 tuổi, thậm chí cả khi bé đã 4 tuổi, ba mẹ hãy quên đi từ “đừng”. Hãy luôn luôn nói với con nhưng việc con “nên làm”. Đừng nói con “không nên làm” việc gì.
- Thay vì “đừng chạy” – hãy nói “con đi bộ đi”
- Thay vì “đừng la hét” – hãy nói “con nên nói nhỏ thôi”
- Hoặc ba mẹ có thể đưa ra yêu cầu với con một cách hài hước. Ví dụ thay vì bảo con đi bộ, hãy nói con “đi bạch bạch như một con vịt”.
- Thay vì nói “đừng nhảy lên giường”, hãy nói “Nếu con có nhiều năng lượng thế thì nhảy lên đệm trên sàn nhà đi”.
Đây là cách để sử dụng ngôn ngữ tích cực làm thay đổi hành vi của trẻ. Nhờ đó trẻ biết việc gì nên làm, thay vì ba mẹ phải cố ngăn chặn một hành vi.
Nói chuyện với trẻ nhiều sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn (Ảnh: istockphoto)
Giao việc cho con
Điều này giúp bé có ý thức mới về bản thân, ý thức làm chủ. Đây là mẹo tuyệt vời để bé hợp tác vui vẻ ở cả độ tuổi này và tuổi lớn hơn. Bất kì việc gì bạn làm, hãy cho con tham gia. Bạn có thể cho con mở cửa nhà khi ra khỏi nha. Hoặc nhờ con tìm những món đồ cần mua trong siêu thị.
Nghiên cứu cho thấy nếu ta cho phép trẻ mới biết đi giúp đỡ việc nhà, trẻ sẽ tự nguyện làm việc nhà khi lớn hơn. Theo nghiên cứu tại bài viết này, trẻ biết làm việc nhà cũng sẽ có khả năng thành công cao hơn sau này. Mặc dù cho trẻ giúp có thể khiến mọi việc đều lộn xộn. Mẹ có thể nghĩ tự làm còn nhanh hơn. Nhưng trẻ mới biết đi có xu hướng tự nhiên muốn giúp đỡ ba mẹ. Ba mẹ nên nuôi dưỡng ý thức đó, hơn là gạt con ra.
Bạn có thể xem:
Chia nhỏ những việc phức tạp
Thay vì nói trẻ đeo giày vào, một việc rất nhiều bước, mẹ hãy nói trẻ làm từng bước:
- Đầu tiên, lấy giày: “Hãy nhảy như thỏ ra kệ giày nào”
- Khuyến khích con đeo giày: “Con muốn đi giày nào? Giày màu cam hay giày màu xanh?”
- Nếu trẻ không chịu, hãy làm một trò vui khiến trẻ ngạc nhiên: “Mẹ sẽ đeo giày vào. Đeo vào đâu nhỉ? Vào tay con nè.” Khi trẻ ngừng cười, mẹ hãy tiếp tục: “Mẹ quên phải đeo giày vào đâu rồi. Con có biết không? Đeo vào mũi, hay vào đầu. A đeo vào chân! Con có biết làm sao để đeo giày vào chân không?”.
Chia nhỏ việc ra sẽ giúp trẻ dễ dàng thực hiện hơn (Ảnh: istockphoto)
Chỉ rõ và thừa nhận những cảm xúc của con
Trẻ 2 tuổi đang học cảm xúc là gì và cách diễn tả cảm xúc. Do đó con có thể thể hiện cảm xúc bằng những cách khác thường. Ba mẹ cần dạy trẻ cách để gọi tên cảm xúc, và dạy con rằng cảm xúc đó là điều bình thường. “Tức giận là chuyện bình thường, nhưng con không được đánh người khác”. Thừa nhận cảm xúc của trẻ em giúp chúng hiểu và kiểm soát cảm xúc. Do đó bé đồng cảm và có hành vi xã hội tốt hơn, đặc biệt với bé trai.
Trên đây là 5 lời khuyên giúp ba mẹ dạy con 2 tuổi đúng cách. Điều quan trọng nhất ba mẹ cần nhớ chính là với bất kì hành vi nào của con, hãy tìm hiểu tâm lý dẫn đến hành vi đó. Nhờ đó, ba mẹ sẽ tìm được cách dạy con mà không cần la mắng hay tức giận!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!