Trẻ biếng ăn chậm lớn là tình trạng khiến nhiều phụ huynh chán nản. Để cải thiện vấn đề này mẹ nên có kế hoạch thay đổi thói quen ăn uống của con. Hãy xem người mẹ Singapore chia sẻ kinh nghiệm giúp con thay đổi thói quen ăn uống như thế nào nhé!
- Trẻ biếng ăn chậm lớn – Hãy quy định thời gian ăn cho con
- Phần thức ăn thừa sẽ để dành cho bữa sau
- Khi trẻ ăn chậm, mẹ nên làm gì?
Cậu con trai lớn đã 7 tuổi của tôi là đứa trẻ ăn chậm. Ngay cả khi còn bú mẹ, con cũng ăn một cách rất “thong thả”. Và khi con ăn dặm, cuộc chiến mới thực sự bắt đầu.
Không phải là con không thích thức ăn, mà chỉ ăn chậm mà thôi. Khi tôi đút thìa cho con, con thường có thói quen kỳ lạ là mím môi ngay khi mẹ đưa thìa vào gần miệng. Vì thế, chỉ khoảng một phần tư muỗng thức ăn vào được miệng con. Do chưa có kinh nghiệm làm mẹ, tôi chỉ biết kiên trì dành mỗi bữa từ 60 phút đến một tiếng rưỡi cho con ăn.
Khi đến tuổi tự ăn, tình hình cũng không khá hơn khi con vừa ăn vừa hát, nói chuyện, chạy nhảy xung quanh và kết quả là cũng tốn hàng tiếng đồng hồ mới xong bữa.
Trẻ biếng ăn là tình trạng khá phổ biến (Nguồn ảnh: Unplash)
Các mẹ có thể tưởng tượng được không, giờ ăn của con đối với tôi như một cực hình. Tôi cũng đã thứ đủ mọi cách, nhưng tình hình không được cải thiện. Từ mắng mỏ, nịnh nọt, dỗ dành, hứa mua quà… tôi đều đã thử nhưng tất cả đều chỉ như “nước đổ lá khoai” và con trai tôi lại tiếp tục điệp khúc ăn chậm.
Trẻ ăn chậm không chỉ khiến mẹ lãng phí thời gian, mà còn khiến cho không khí trong nhà luôn căng thẳng. Cho đến khi đã kiệt sức và hết cách đối với thói quen ăn chậm của con trai, năm ngoái tôi đã quyết định áp dụng biện pháp cứng rắn hơn.
Và đây là cách mà tôi đã làm:
Trẻ biếng ăn chậm lớn – Hãy quy định thời gian ăn cho con
Đầu tiên, tôi đặt cạnh bàn ăn một chiếc đồng hồ nhỏ với những con số lớn dễ nhận biết. Mặc dù trong đầu tôi chỉ muốn cho con năm phút để ăn nhưng tôi đã kịp bình tĩnh và bắt đầu với giới hạn thời gian rất hợp lý là 1 tiếng đồng hồ (vì trước đó con tôi mất tới hơn 1 tiếng cho mỗi bữa).
Tất nhiên, lúc đó con chưa ý thức được thời gian nên tôi phải giải thích với con rằng khi kim dài chỉ đến số 12 và kim ngắn chỉ đến số nào đó, thì thời gian của con đã hết. Tôi cũng giải thích với con rằng trong thời gian này, sẽ không có chuyện tôi cằn nhằn bắt con ăn nhanh lên, tất cả nằm trong tầm kiểm soát của con.
Nhưng khi ngồi cạnh con tôi sẽ chú ý nhắc nhở con: “Con còn 30 phút nữa” hay “10 phút nữa thôi nhé!”. Sau đó thời gian quy định cho con sẽ giảm dần xuống còn 40, 30 phút. Tôi nghĩ đây là khoảng thời gian lý tưởng nhất cho mỗi bữa ăn của con. Tôi cũng không quên nhắc nhở con rằng sau khi hết thời gian quy định, tôi sẽ dọn hết thức ăn đi.
Hãy nghiêm khắc trong việc thay đổi thói quen ăn uống của trẻ (Nguồn ảnh: Unplash)
Phần thức ăn thừa sẽ để dành cho bữa sau
Tôi đã nói với con rằng sau khi hết thời gian quy định sẽ mang thức ăn đi, nhưng tôi không đổ thức ăn đi mà giữ lại chúng trong tủ lạnh. Bữa sau thức ăn đó sẽ được làm nóng lại và cho con ăn.
Nghe có vẻ hơi nghiêm khắc, nhưng chiến thuật này một phần giúp chống lãng phí thức ăn (nếu không thì con chỉ ăn một nửa đĩa thức ăn rồi phần còn lại bị bỏ đi). Hiệu quả đặc biệt của phương pháp này là giúp con ăn nhanh hơn khi biết nếu không làm vậy sẽ phải ăn lại thức ăn thừa.
Tôi đã giải thích cho con lý do tôi phải làm như vậy với con. Ăn hết thức ăn trên đĩa của mình vừa giúp chống lãng phí đồ ăn và còn thể hiện sự tôn trọng đối với người nấu bữa.
Các mẹ thấy đấy, sự kết hợp 2 phương pháp trên đã mang đến hiệu quả. Hiện giờ con trai tôi tuy không phải là đứa trẻ ăn nhanh nhất nhưng con hiểu được sự bất tiện của việc ăn chậm.
Con cũng hiểu rằng lãng phí thức ăn là xấu và hơn nữa, nếu ăn nhanh thì sẽ có thêm thời gian để làm những việc mình thích. Giờ đây, tôi khá hài lòng khi con chỉ cần 30-35 phút để ăn mỗi bữa.
Bạn có thể xem:
Mẹ chăm con cơ cực vì ỌC SỮA chia sẻ kinh nghiệm giúp bé sơ sinh cải thiện tình trạng này
Khi trẻ ăn chậm, mẹ nên làm gì?
Tiến sĩ Vũ Thu Hương, Giảng viên khoa tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội đã chia sẻ rằng: ” Việc ăn uống của trẻ dưới 2 tuổi thường sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. Do đó, trẻ ăn chậm trở thành thói quen có thể do bố mẹ hay người nhà vô tình tạo cho trẻ từ khi còn rất nhỏ.
Ở giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, nhiều bố mẹ muốn trẻ tập trung ăn, ăn nhiều hơn đã cho trẻ vừa ăn vừa chơi, đi vòng vòng hoặc xem tivi, điện thoại,… việc này lặp đi lặp lại trong một thời gian dài đã góp phần hình thành thói quen cho trẻ. Trẻ sẽ ăn rất chậm hoặc biếng ăn nếu không đáp ứng được yêu cầu này của trẻ. Thói quen ăn uống này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho dạ dày của trẻ.” Chính vì vậy, bố mẹ hãy tập cho bé thói quen ăn uống tập trung và nhanh chóng ngay từ khi trẻ con nhỏ.
(Nguồn ảnh: Unplash)
Các mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau để xử lý khi trẻ ăn chậm:
- Giảm lượng cho khẩu phần ăn: Thông thường, các bà mẹ hay lo lắng về số lượng thức ăn mà con họ đang ăn (hoặc không ăn). Thực tế, các mẹ nên ưu tiên chất lượng thức ăn hơn là số lượng. Hơn nữa, các bé ăn chậm có thể ít cảm thấy áp lực hơn nếu như lượng thức ăn trên đĩa ít hơn.
- Hạn chế cho con ăn vặt: Điều này sẽ khiến con ăn ngon miệng hơn trong bữa chính.
- Tán thưởng: Khen ngợi khi bé hoàn thành bữa ăn trong thời gian nhất định.
- Giữ cho không khí bữa ăn luôn vui vẻ: Loại bỏ những thứ gây mất tập trung như Ti vi hoặc các thiết bị điện tử trong bữa ăn. Mẹ hãy thử các công thức nấu ăn mới và thử bày biện đồ ăn sáng tạo một chút. Thông qua những cách như thế này, con sẽ mong đến giờ ăn hơn, đến bữa bé sẽ tự động ăn nhanh và ngon miệng hơn.
- Hỏi con muốn ăn gì: Tất nhiên, không thể chiều theo những yêu cầu không thực tế. Nhưng nếu hợp lý, bằng mọi cách, hãy thử nấu món đó cho con. Chắc chắn con sẽ ăn bữa ăn đó một cách ngon miệng và nhanh chóng.
- Khi con đủ lớn, hãy giải thích với con rằng khi con mất hơn 1 giờ đồng hồ (chẳng hạn) để ăn, nghĩa là con đang lãng phí thời gian. Con có thể dành thời gian đó để làm những việc bổ ích hơn, chẳng hạn như chơi cùng mẹ hoặc đọc một cuốn sách.
Bố mẹ nào cũng yêu con bằng cả trái tim. Nhưng tình yêu này cần được thể hiện một cách hợp lý, cần yêu thương-có yêu thương, cần nghiêm khắc-phải nghiêm khắc. Đôi khi nghiêm khắc cũng là cách thể hiện tình yêu thương đối với con, nên đừng ngần ngại thể hiện tình yêu thương với con theo cách này mẹ nhé!
Theo theAsianparent Singapore
Nguồn tham khảo: Lý do trẻ ăn chậm – Vnexpress
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!