Trẻ hay ọc sữa trong năm đầu đời khiến mẹ lo lắng khôn nguôi. Một phần lo ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, một phần mẹ sợ bé không nhận đủ chất dinh dưỡng mà còi cọc. Dưới đây là chia sẻ về kinh nghiệm giúp con hạn chế tình trạng này của một mẹ trẻ 2 con đã từng kinh qua những ngày tháng chăm con cơ cực:
- Tình trạng ọc sữa của bé Kiwi trong những tháng đầu đời
- Con có biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày
- Vì bữa ăn và sức khỏe của con – Mẹ đã áp dụng những cách sau để giúp con không còn ọc sữa
Tình trạng ọc sữa của bé Kiwi trong những tháng đầu đời
Bé sinh ra được 3,1kg, thể trạng nói chung là tốt và không có vấn đề gì về sức khỏe. Trong 2 tháng đầu tiên, con bú mẹ và hấp thu dinh dưỡng đều đặn nên số cân nặng luôn đạt chuẩn (2 tháng bé nặng 5kg).
Nhưng từ tháng thứ 3 trở đi, khi mẹ chuẩn bị đi làm trở lại và quyết định cho bé ăn kết hợp giữa bình và bú thì con bắt đầu xuất hiện tình trạng ọc sữa sau mỗi lần ăn. Trung bình một ngày 4 lần bú bình thì con ọc sữa cả 4. Khổ nhất là có những lần con vừa ăn xong, chỉ cười một cái mà sữa cũng ào ào tuôn ra. Chỉ sau có 2 tuần mà cân nặng của con chững lại hẳn và mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng.
Bé hay ọc sữa khiến mẹ lo lắng sợ con thiếu dinh dưỡng (Nguồn ảnh: Health)
Có thể bạn chưa biết
Xử lý khi BÉ BỊ ỌC SỮA – Kĩ năng quan trọng dành cho mẹ chăm con 3 tháng đầu đời
Trẻ hay ọc sữa do nguyên nhân gì?
Sau khi đi khám thì bác sĩ kết luận con bị trào ngược dạ dày. Mặc dù ở các trẻ sơ sinh khác, biểu hiện ọc sữa ngay sau khi ăn có thể xuất hiện từ những tháng đầu tiên sau sinh (tới 70% trẻ sẽ có hiện tượng này) nhưng với bé Kiwi thì đến tận tháng thứ 3 con mới có biểu hiện.
Bác sĩ khám cho con là bác sĩ ở bệnh viện quốc tế nên đã tận tình hướng dẫn và vẫn khuyên mẹ chưa cần cho bé uống thuốc. Thay vào đó mẹ hãy cố gắng áp dụng đúng phương pháp cho con ăn để giúp con dần dần cải thiện tình trạng này thì tốt hơn.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, trẻ sơ sinh ọc sữa, vặn mình có thể do bé bị thiếu canxi. Đây được xem là muối khoáng có chức năng quan trọng, tham gia vào các phản ứng chuyển hóa, điều hòa môi trường trong cơ thể như trong mạch máu, tế bào… Trẻ sơ sinh nếu không được bổ sung đủ nhu cầu canxi cơ thể cần thì sẽ bị biến dạng xương tay, chân; chậm mọc răng, hay rụng tóc; nhiễm trùng đường hô hấp do lồng ngực bị méo….
Vì bữa ăn và sức khỏe của con – Mẹ đã áp dụng những cách sau để giúp con không còn ọc sữa
Mình hiểu tâm trạng của các mẹ có con bị trào ngược dạ dày. Con ăn cũng khổ mà mà chăm con càng khổ hơn. Hết lau dọn, canh giờ và để ý con sau mỗi lần con ăn. Nói chung đầu lúc nào cũng căng lên như dây đàn. Người ta chăm con thì nhàn, mình chăm con mà sao cực trăm bề vì trẻ hay ọc sữa.
Sau hơn 2 tháng áp dụng theo các hướng dẫn của bác sĩ, mẹ bé Kiwi thấy rằng tình trạng của con đã đỡ dần. Số lần nôn trớ cũng giảm dần từ 4 xuống còn 2 và 1. Cho đến khi bé 6 tháng tuổi thì hầu như con không còn nôn trớ nữa và bắt đầu tăng cân trở lại.
1. Luôn cho con ăn trong tư thế ngồi, tuyệt đối không ăn nằm
Trước đây mình cho con bú nằm, lúc ăn bình thì nhiều khi cũng cho bé nằm trong nôi rồi giúp con cầm bình. Nhưng từ khi con bị ọc sữa thì mình luôn bế bé dựng lên mỗi khi ăn. Quan trọng nhất là mẹ phải cầm nghiêng bình sữa để đảm bảo sữa luôn ngập đầu núm vú cao su, như thế khí sẽ không tràn bình. Con nuốt phải nhiều khí cũng dễ ọc hơn.
Mẹ chú ý đừng cho bé bú nằm (Nguồn ảnh: Unsplash)
Có thể bạn chưa biết
2. Giảm số lượng sữa trong một cữ ăn của con xuống
Ngày trước mình cho con ăn một mạch từ 120-150ml một cữ. Nhưng giờ thì phải giảm xuống còn 100ml thôi hoặc nhiều hôm còn ít hơn thế. Nếu bú mẹ thì cũng không cho con bú liền tù tì một mạch. Cứ bú được một lúc thì rút bình hoặc vú mẹ ra cho con nghỉ tí rồi mới bú tiếp. Thành ra một bữa sữa sẽ kéo dài hơn bình thường và số lần ăn trong ngày cũng tăng lên do phải giảm lượng sữa trong mỗi cữ ăn.
Bác sĩ cũng khuyên là “Tuyệt đối không thấy bé ăn được nhiều mà theo đà chiều con cho bé ăn hết. Như thế rất dễ ọc sữa”.
Ảnh: Cho con nằm dựa thẳng người sau mỗi bữa ăn – Ảnh chia sẻ từ mẹ bé Kiwi
3. Con ăn xong là phải vỗ ợ hơi
Với bé bị nôn trớ nhiều, việc vỗ ợ hơi bằng cách khum lòng bàn tay có thể sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, mẹ hãy chuyển sang vuốt dọc sống lưng cho bé. Bữa ngày cũng như bữa đêm, giữa lúc ăn và sau khi ăn mẹ phải chịu khó vuốt cho đến khi nào bé thoải mái thì thôi. Nếu không mẹ cứ chuẩn bị tinh thần là bé sẽ ọc sữa ra rất nhiều.
4. Quần áo, bỉm tã mặc cho con luôn phải rộng rãi, thoải mái
Trước, trong và sau khi cho bé ăn, mẹ cần lưu ý luôn nới rộng quần áo và bỉm tã cho bé, đặc biệt là phần bụng. Khi đó bé sẽ dễ chịu hơn và cũng giúp giảm được tình trạng ọc sữa tốt hơn.
Hãy cho bé bú đúng tư thế (Nguồn ảnh: Unsplash)
5. Tránh các kích thích thái quá con sau khi ăn
Sau mỗi bữa ăn của bé, mẹ nhớ nói chuyện nhẹ nhàng, đừng vội làm bé phấn khích thái quá để tránh tình trạng trẻ hay ọc sữa. Giữ con trong tình trạng yên tĩnh, ổn định ít nhất 30 phút. Bé khóc hay cười nhiều sau bữa ăn sẽ càng dễ bị ọc sữa. Mẹ có thể cho bé nằm dựa trên gối và để nằm nghiêng người. Như bé Kiwi thì từ tháng thứ 4 là mình đặt bé ngồi dựa vào gối và chặn xung quanh hoặc bế vác nhẹ nhàng một lúc đến khi nào cảm thấy yên tâm mới đặt bé nằm xuống.
Hi vọng với các kinh nghiệm chia sẻ như trên, các mẹ sẽ áp dụng phần nào vào công cuộc chăm con những tháng đầu đời được hiệu quả và đỡ vất vả hơn.
Cảm ơn chia sẻ từ mẹ bé Kiwi
Nguồn thông tin: Trẻ sơ sinh ọc sữa, vặn mình có thể do thiếu canxi – VnExpress
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!