Dạy bé tự xúc ăn mẹ nên kiên nhẫn và khen ngợi nỗ lực cầm thìa của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 10-18 tháng tuổi là giai đoạn thích hợp nhất để dạy bé tự giác trong việc ăn uống.
- Mẹ nên bắt đầu dạy bé tự xúc ăn khi nào
- Dành cho con thật nhiều cơ hội
- Hãy để cho bé thử
- Tập cho con từng bước một
- Cho con ăn các món ăn ưa thích
- Tâm lý
- Làm gì để bé duy trì việc tự xúc bằng thìa
Mẹ nên bắt đầu dạy bé tự xúc ăn khi nào
Trẻ em nên được dạy cách tự xúc ngay từ khi trẻ biết cầm, nắm và bỏ bất cứ thứ gì vào miệng. Nếu được dạy tự xúc ăn muộn, quá trình học cách ăn của trẻ sẽ kéo dài hơn.
Nhiều cha mẹ thường nghĩ bé sẽ tự biết xúc khi lớn lên. Nhưng sự thật là con sẽ cần một quá trình học tập khá dài để có thể thành thạo kỹ năng quan trọng này.
Mẹ nên bắt đầu dạy bé tự xúc ăn khi nào? (Nguồn ảnh: unsplash)
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 10-18 tháng tuổi là giai đoạn thích hợp nhất để dạy bé tự giác trong việc ăn uống, tránh tình trạng bế ẵm ăn rong hoặc mẹ xúc từng miếng.
Sau 10 tháng tuổi, bé có thể ăn các loại thực phẩm mềm và nhỏ, ngoài ra bé cũng tự cầm nắm, bốc hoặc xúc đồ ăn dễ dàng.
Mẹ nên tận dụng khoảng thời gian này chứ đừng để bé quá 2 tuổi, lúc này trẻ đã có nhận thức về hành động. Việc thường xuyên xúc cho con ăn khiến bé lười tự mình vận động.
Mẹ có thể quan tâm:
Mớm cho bé, dùng chung thìa có phải cách cho bé ăn dặm đúng?
Dành cho con thật nhiều cơ hội
Mẹ nên luôn luôn ghi nhớ rằng mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Nếu con bạn học cách tự xúc chậm hơn những đứa trẻ khác, mẹ đừng thất vọng hay bực mình. Hãy kiên trì tập cho trẻ ăn thật nhiều, thật nhiều lần và con sẽ học dần dần cho đến khi thành thạo.
Đừng bỏ cuộc khi nhìn thấy con bạn buông thìa và bốc bằng tay. Hãy dành thời gian và tâm huyết để tập cho đến khi con biết tự ăn.
Hãy để cho bé thử
Hãy để cho bé thử (Nguồn ảnh: unsplash)
Rất nhiều người mẹ nghĩ rằng con mình quá bé bỏng nên không thể tự ăn, nhưng sự thật là một em bé 1 tuổi nếu được rèn luyện và dạy dỗ kiên trì đã có thể tự xúc ăn thành thạo. Mẹ nên đưa thìa cho trẻ, nắm lấy bàn tay con để dạy cách đưa thìa lên miệng.
Tập cho con từng bước một
Hầu hết các phụ huynh nên dạy con cách tự cầm thìa và xúc từ khi con mới biết đi. Bước đầu tiên, mẹ hãy dạy con cách tự ăn bằng tay sau đó là dùng thìa.
Cho con ăn các món ăn ưa thích
Bắt đầu từ khi trẻ mới biết đi, con đã có món khoái khẩu của riêng mình. Vì vậy hãy chú ý đến con và cho con ăn những đồ ăn mà bé yêu thích nhất.
Mẹ có thể quan tâm:
Nuôi con nhàn tênh với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy mẹ đã biết chưa?
Tâm lý
Nên kiên nhẫn và khen ngợi nỗ lực cầm thìa của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi. Có thể trong thời gian đầu, bé sẽ bị dơ, mặt mày nhem nhuốc, đồ ăn đổ vương vãi thì ba mẹ phải kiên nhẫn, tuyệt đối không la mắng.
Như vậy ba mẹ chỉ chịu cực dọn dẹp vài tháng để tập cho bé ăn nhưng sẽ đỡ vất vả những năm sau này vì không những bé có thể tự ăn mà còn có thói quen ăn uống và tự lập tốt.
Làm gì để bé duy trì việc tự xúc bằng thìa
Làm gì để bé duy trì việc tự xúc bằng thìa? (Nguồn ảnh: unsplash)
Có nhiều bé giai đoạn đầu rất hứng thú, nhưng sau đó lại nhõng nhẽo đòi mẹ đút cho ăn hoặc thậm chí từ chối tập tự xúc thìa. Do đó, ba mẹ hãy luôn cố gắng cho bé ăn cùng với gia đình để bé có không khí và niềm vui khi ăn uống.
Ngoài ra, ba mẹ hãy luôn làm gương cho bé, tức là ba mẹ hãy cố gắng dùng thìa trong giai đoạn tập bé dùng thìa ăn. Vì với bé, việc được làm giống ba mẹ luôn là niềm vui và có nhiều hứng thú hơn.
Bên cạnh đó, sự khen ngợi và cổ vũ của ba mẹ và các thành viên trong gia đình luôn là vũ khí rất tốt để giúp bé có thêm động lực để cố gắng.
Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết “Dù bé được đút hay tự ăn thì mẹ đều nên tuân thủ nguyên tắc chế biến chung cho bé dưới 1 tuổi là không nên thêm gia vị/nước mắm vào món ăn dặm. Việc làm này sẽ khiến thận của bé phải hoạt động quá sức gây hại cho thận. Bên cạnh đó, mẹ cần đảm bảo lựa chọn nguyên vật liệu chế biến đảm bảo sạch và an toàn, không sử dụng các hóa chất có hại hoặc chất độc”.
Nguồn tham khảo: Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!