X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

7 kỹ năng quan trọng khi ba mẹ muốn dạy bé tự bảo vệ an toàn cho bản thân

Mất 7 phút để đọc
7 kỹ năng quan trọng khi ba mẹ muốn dạy bé tự bảo vệ an toàn cho bản thân

Như chúng ta đều biết, cuộc sống xung quanh luôn rình rập nhiều nguy hiểm và muôn vàn các tình huống bất ngờ cho trẻ. Chính vì vậy, khi cha mẹ dạy bé tự bảo vệ mình từ sớm và đúng cách sẽ giúp con yêu biết cách tự xoay xở tự giải quyết khi không có người lớn ở bên cạnh,.

Cách dạy bé tự bảo vệ mình như thế nào là đúng cách? Dưới đây là 7 kỹ năng quan trọng mà các chuyên gia thường khuyên áp dụng.

1. Cho con biết những thông tin liên hệ quan trọng

Cha mẹ phải thường xuyên dặn dò và cho con biết địa chỉ nhà, tên bố mẹ, số điện thoại bố mẹ và ông bà hoặc những người thân cận trong gia đình. Bên cạnh đó, đừng quên chỉ dạy trẻ biết khi gặp chuyện bất ngờ cần liên lạc với ai, chẳng hạn chú cảnh sát, chú bảo vệ, lễ tân…

day-be-tu-bao-ve-minh

Dạy trẻ bảo vệ mình bằng cách cho con biết địa chỉ nhà, tên bố mẹ

Đồng thời, các bậc phụ huynh có thể khâu tên và số điện thoại liên lạc vào trong quần áo hoặc giày của trẻ, hoặc cho con đeo một chiếc vòng tay có ghi sẵn thông tin liên lạc của gia đình… phòng trường hợp nhiều khi trẻ hoảng loạn quá không thể nhớ hết.

2. Dạy bé tự bảo vệ mình khi bị lạc

Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp trẻ bị lạc và điều này rất nguy hiểm. Do đó, ngay từ sớm cha mẹ phải trang bị, dạy con kỹ năng sống và trang bị những kiến thức ứng xử cần thiết khi bị lạc.

Dạy trẻ bảo vệ mình bằng cách thật bình tĩnh, xác định người sẽ nhờ sự trợ giúp, có thể là các chú công an, ghé vào nhà dân hoặc một cơ quan ngay gần đó như ủy ban, ngân hàng… và đưa thông tin số điện thoại và tên tuổi của bố mẹ, địa chỉ nhà. Đặc biệt, chỉ cho trẻ xử lý nếu gặp người lạ muốn đưa con về con nên làm gì?

day-be-tu-bao-ve-minh

Các bậc phụ huynh cần phải trang bị những kiến thức ứng xử cần thiết khi bé đi lạc

3. Tránh vật dụng nguy hiểm

Xung quanh không gian sống, nơi học tập và vui chơi hàng ngày của trẻ đều tiềm ẩn các vật dụng nguy hiểm với chúng. Bởi vậy, cha mẹ hãy dạy con tự bảo vệ bản thân tránh xa những vật dụng như: ổ điện, dây điện, lửa, bếp gas, nước sôi, dao, kéo, ly, thuốc, hóa chất, sữa tắm…

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy trẻ bảo vệ mình bằng việc không đến nơi vắng vẻ như công trường bỏ hoang, đồi vắng, bãi đất trống, sông suối, ao hồ, miệng cống, hố ga, đi tới những chỗ chưa từng đến hoặc tuyệt đối không leo cây… hoặc không được tự ý uống thuốc, ăn quả lạ, ăn hoặc uống đồ mà cha mẹ chưa cho phép.

4. Dạy bé tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông

Dạy bé tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ an toàn, tránh bị tai nạn. Trước tiên, các bậc phụ huynh phải giúp trẻ hiểu được một số loại biển báo cơ bản, loại đường và đâu là cảnh sát giao thông, người điều hành giao thông. Sau đó, hướng dẫn trẻ đi bộ trên vỉa hè, chỉ sang đường phải có người lớn, đi xe máy nên đội mũ bảo hiểm, cách đi qua các ngã ba, ngã tư hoặc vòng xoay.

5. Không theo người lạ

Bây giờ có rất nhiều trường hợp bắt cóc tống tiền hoặc mua bán trẻ em, thậm chí xâm hại… Chính vì vậy, cha mẹ cần dạy trẻ không được nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ người lạ mặt nào hoặc đi theo họ, dù ở bất cứ nơi đâu.

day-be-tu-bao-ve-minh

Dạy bé tự bảo vệ mình trẻ không được nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ người lạ mặt

Cần chú ý, do trẻ con dễ bị dụ dỗ bởi những món quà ngay trước mắt, nên cha mẹ dạy con tuyệt đối không nhận tiền bạc, bánh kẹo, trái cây… hay bất cứ thứ gì từ người lạ mặt mà mình không quen biết. Đặc biệt, không mở cửa cho người lạ khi người lớn vắng nhà.

6. Không cho ai đụng vào bộ phận riêng tư

Phụ huynh phải chỉ cho trẻ các bộ phận riêng tư trên cơ thể gồm vùng kín, ngực, mông, miệng và giải thích rằng chúng chỉ dành riêng cho con, không ai được phép đụng chạm tùy tiện. Ngoại trừ cha mẹ giúp trẻ trong việc tắm rửa hoặc khi y tá, bác sĩ thăm khám sức khỏe mà có sự giám hộ của gia đình, người thân. Trường hợp người lạ hoặc người quen cố ý đụng chạm, hãy dạy trẻ phải từ chối bằng cách nói “Không”, “Dừng lại” và cần báo ngay với người lớn.

Hiện nay, vô số thông tin liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em, chưa kể có nhiều trẻ mới 3 – 4 tuổi gây ra hậu quả đau lòng về sức khỏe, tính mạng, lẫn tinh thần. Do đó, các bậc phụ huynh cần dạy con tự bảo vệ mình trước xâm hại tình dục.

7. Kỹ năng sống thực tế

Ngoài những yếu tố trên, quý phụ huynh cũng cần  áp dụng một số cách dạy con thời hiện đại để con có thể tự phục vụ mình trong cuộc sống hàng ngày. Đừng quá chiều chuộng con, làm hết mọi thứ sẽ khiến chúng bị thụ động, ỷ lại, gây khó khăn về sau này.

Các kỹ năng sống cho bé thực tế nhất mà cha mẹ nên dạy đó là: Việc đi đánh răng hàng ngày, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo, tự đi dép, tự lấy đồ uống, tự tắm rửa, vứt rác ở đâu… và làm một số  viêc nhà đơn giản khác từ rửa chén, dọn cơm, lấy chén đũa, quét nhà, lau bàn… Hàng ngày đều luyện tập thường xuyên con bạn chắc chắn không chỉ nhanh nhẹn, khéo léo, chủ động, mà còn tạo dựng tính tự lập, kiên trì trong tương lai.

Những kinh nghiệm dạy bé tự bảo vệ mình ở trên chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều và đảm bảo sự an toàn, cũng như tích lũy thêm những kinh nghiệm sống sau này. Tuy nhiên, đừng quên quan tâm hơn một chút tới con, thường xuyên nói chuyện, tạo niềm tin để bé cởi mở hơn trong việc chia sẻ những gì xảy ra xung quanh mình.

Xem thêm:

  • Nhảy ngựa khi gia đình ăn cơm – bé gái bị đũa chọc xuyên não!

  • Trẻ sơ sinh ngủ cùng bố mẹ – Nên hay không nên? Có lợi hay có hại?

  • Bạo lực học đường – Cha mẹ hãy dạy con về an toàn ngay cả ở trường học!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Nguyenthi Huyen

  • Home
  • /
  • Nuôi dạy con
  • /
  • 7 kỹ năng quan trọng khi ba mẹ muốn dạy bé tự bảo vệ an toàn cho bản thân
Chia sẻ:
  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it