Dạy bé ngôn ngữ cơ thể là cách để bé có thể giao tiếp với bố mẹ khi chưa biết nói. Tuy vậy phương pháp này chưa được nhiều bố mẹ sử dụng. Có những lợi ích nào của ngôn ngữ cơ thể mà bố mẹ nên tận dụng? Bố mẹ có thể dạy bé những kí hiệu nào?
Ngôn ngữ cơ thể cho trẻ là gì?
Ngôn ngữ cơ thể cho trẻ sẽ giúp bé từ 6 tháng tuổi trở lên nói điều bé cần thông qua những kí hiệu. Bé có thể hiểu và giao tiếp với bố mẹ dù chưa biết nói.
Phương pháp này rất hữu ích với trẻ mới biết đi, cũng là lúc trẻ đang bắt đầu tập nói. Bố mẹ và bé thường gặp những rắc rối theo hai cách: trẻ cố gắng làm cho bố mẹ hiểu những gì chúng muốn, nhưng bố mẹ lại khó đoán được những gì trẻ thực sự nói. Dạy ngôn ngữ kí hiệu bằng tay sẽ giúp giảm rắc rối cho cả bố mẹ và bé.
Vì sao bố mẹ nên dạy bé ngôn ngữ cơ thể?
Tại sao bạn lại cần dạy ngôn ngữ kí hiệu cho con khi con không bị điếc? Thật ra, ngôn ngữ kí hiệu không chỉ giới hạn với những người không thế nghe. Đó cũng là một loại ngôn ngữ mà bé có thể học. Ngoài ra, ngôn ngữ kí hiệu còn có nhiều lợi ích:
- Kí hiệu vô cùng hữu ích vì nó giúp bố mẹ đáp ứng nhu cầu của em bé. Bằng những kí hiệu thông thường, bé có thể nói bé cần gì. Vậy nên bố mẹ sẽ không còn phải bối rối.
- Bé có thể tự do thể hiện bản thân. Kí hiệu là “tiếng nói” của bé. Khi bé có thể đáp lại bố mẹ bằng kí hiệu, bạn sẽ phải ngạc nhiên với những điều con có thể “nói”.
- Kí hiệu còn cho phép bạn và con giao tiếp khi ở cách xa nhau mà không cần hét lên.
- Đặc biệt, ngôn ngữ kí hiệu là kĩ năng để bé có thể giao tiếp với những người khiếm thính. Dù có vốn kí hiệu hạn chế, bé vẫn sẽ hào hứng giao tiếp với họ.
Tóm lại, ngôn ngữ kí hiệu có 3 lợi ích chính:
- Thực tế: ít quấy khóc và vui vẻ hơn
- Tình cảm: tạo sự gắn kết gần gũi với bố mẹ
- Nhận thức: tăng cường phát triển trí não
Một số ngôn ngữ cơ thể phổ biến và cần thiết cho bé
Sữa
Nắm bàn tay lại, mở bàn tay ra một vài lần như bé đang vắt sữa bò.
Mẹ
Bàn tay mở, đặt ngón cái lên cằm.
Ăn
Chạm các đầu ngón tay vào miệng nhiều lần, giống như bé đang ăn gì đó. Đây cũng là kí hiệu cho “đồ ăn”.
Uống
Giả vờ như bé đang uống nước từ một cái cốc.
Thêm (ví dụ bé muốn xin thêm đồ ăn)
Chạm 10 đầu ngón tay vào nhau vài lần.
Xin
Bàn tay duỗi thẳng. Xoay vòng tròn bàn tay gần tim.
Cảm ơn
Bàn tay duỗi thẳng. Đặt tay lên cằm sau đó đưa tay ra.
Ngoài ra, bố mẹ có thể dạy bé thêm nhiều ký hiệu như hình dưới đây.
Làm thế nào để dạy bé ngôn ngữ cơ thể?
Cũng như bất kì kỹ năng mới nào, bạn cần cho bé thời gian để học những ký hiệu này:
- Thời gian lý tưởng để bắt đầu là khi tám hoặc chín tháng. Ở tuổi này, bé sẽ hòa đồng hơn. Thậm chí bé có thể bắt đầu bập bẹ một chút. Bé sử dụng nét mặt cũng như tiếng động để thu hút sự chú ý của bạn.
- Bạn có thể bắt đầu dạy bé những ký hiệu gần gũi với bé nhất. Ví dụ như “ăn”, “uống” và “thêm”. Hầu hết các bé đều có thể học những ký hiệu này. Mỗi lần bạn dùng những từ này, chỉ cần làm ký hiệu để bé hiểu rõ hơn.
- Hãy luôn nhắc lại những ký hiệu và nhấn mạnh từ ngữ. Bằng cách này bé có thể hiểu chính xác một từ đó. Ví dụ: “Con muốn ăn thêm? Mẹ có nên cho con ăn thêm không? Được rồi, mẹ sẽ cho con thêm”.
- Chìa khóa là sự kiên nhẫn. Có bé cần thời gian dài hơn để biết giơ ký hiệu. Vậy nên đừng cố gắng ép buộc bé.
- Cố gắng biến những ngôn ngữ cơ thể thành một trò chơi thú vị. Bé luôn thích những thứ vui vẻ và có thể chơi đùa.
Lời kết
Bạn có thể thấy rằng kỹ năng vận động và hiểu ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh hơn khả năng nói. Dạy bé ngôn ngữ cơ thể là giúp bé sử dụng những kỹ năng ấy từ sớm. Lợi ích giá trị nhất của những ký hiệu này đó là bé có thể giao tiếp mà không cần đến những cơn giận dữ, khóc lóc nữa.
Theo: sg.theasianparent
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!