Dạy bé học toán đem lại những lợi ích rất tốt cho bé sau này. Toán học không chỉ giúp bé phản xạ tốt với các phép tính toán. Điều này còn giúp não bộ của bé phát triển đồng thời cả trái lẫn phải, hình thành nên tư duy logic.
Theo các chuyên gia, độ tuổi cho trẻ học toán lý tưởng là 4 – 5. Giai đoạn này bé bắt đầu tư duy, hình thành trí tưởng tượng, học toán sẽ giúp bé phát huy tính sáng tạo, trí thông minh sau này.
Lựa chọn các hoạt động vui chơi phù hợp, bạn có thể giúp con hiểu khái niệm về những con số, đo lường, hình học và không gian.
Nhiều nghiên cứu gần đây chứng minh các kỹ năng Toán học của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo có thể dự đoán mạnh mẽ thành tích học tập của trẻ ở tiểu học. Học Toán giúp nâng cao trí nhớ, cải thiện sự tập trung và tăng những kỹ năng nhận thức cơ bản khác.
Tuy nhiên, việc mua nhiều sách dạy Toán hay bảng tính không phải là cách để con tiếp thu Toán học một cách tự nhiên và hiệu quả.
Thay vì làm việc đó, bạn hãy cho con tham gia các hoạt động vui chơi để phát triển nền tảng vững chắc trong việc hiểu bản chất Toán học
Dạy bé học toán – Từ dễ đến khó
Cho bé làm quen với những thuật ngữ toán học và khái niệm về các con số
Thuật ngữ toán học là các đơn vị về khối lượng, trọng lượng, lớn – bé, cao – thấp, to – nhỏ. Chính vì vậy, phụ huynh cho các bé làm quen với những thuật ngữ toán học như: so sánh khối lượng, kích thước, chiều cao của những vật dụng trong nhà, bên ngoài.
Bên cạnh đó, sử dụng những thuật ngữ nặng – nhẹ, cao – thấp, ngắn – dài, nhiều – ít… để giúp bé so sánh những đồ vật.
Bạn có thể giúp con hiểu về các khái niệm đo lường bằng các hoạt động. Ví dụ đi siêu thị nhờ bé chọn quả chuối to hơn, hoặc giơ tay cùng đo với bé xem tay nào to hơn…
Dạy bé học đếm
Mẹ có thể dạy bé đếm đồ vật trong ngữ cảnh hàng ngày. Đố con đếm số cúc trên áo, số quả cam mà con giúp bạn bỏ vào giỏ hàng ở siêu thị, số lượng dĩa cần đặt lên bàn, số bậc cầu thang…
Hãy cho con đếm số lượng nhỏ trước (không quá 5) rồi dần dần nâng lên khi con sẵn sàng cho thử thách.
Sử dụng các thiết hỗ trợ để dạy bé học đếm
Có nghĩa là bố mẹ sẽ sử dụng các công cụ như que tính, bao diêm hay viên bi. Có thể đưa ra những câu đố cho trẻ về những vật dụng hỗ trợ đó.
Đây là cách hoàn toàn hữu hiệu vì những vật dụng này là những thứ đã quá quen thuộc với cuộc sống hàng ngày cũng như trong quá trình học tập của trẻ.
Giúp trẻ phát triển tư duy thông qua các trò chơi
Các trò chơi bé nên chơi hằng ngày để phát triển tư duy như: chơi đoán số, đoán cân nặng, chơi tạo hình, tìm đường trong mê cung… Khi trẻ đã quen dần thì bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi tương đối khó hơn.
Chẳng hạn như bạn cho trẻ một dãy số từ 1 đến 15, rồi hỏi trẻ là số 10 lớn hơn những số nào, nhỏ hơn những số nào…
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể dạy cho con mình trò cắt bánh. Chẳng hạn cha mẹ lấy một chiếc bánh và yêu cầu bé hãy cắt chiếc bánh cho 2 người ăn, 4 người ăn hay 5 người ăn,…
Chơi board game (trò chơi cờ bàn) liên quan đến đếm
Board game là thể loại trò chơi gồm hai hoặc nhiều người tương tác trực tiếp với nhau thông qua một bàn cờ, thường sử dụng vật dụng đi kèm như lá bài, quân cờ hoặc xúc xắc để hỗ trợ cuộc chơi.
Một trò board game phổ biến là cờ cá ngựa. Chơi cá ngựa giúp trẻ nhận ra số trên xúc xắc và số lần di chuyển. Khi con thành thạo, bạn có thể hướng dẫn chúng chơi những trò khác phức tạp hơn, liên quan đến hai con xúc xắc hoặc nhiều thẻ bài.
Cho bé làm quen với “tổng số”
Thời gian đầu, bé sẽ không thể hiểu tổng số là gì, vì vậy mẹ cần dạy bé từ từ và thực tiễn. Mẹ cho bé đếm 3 con mèo và hỏi bé “có tất cả bao nhiêu con mèo”.
Chắc chắn bé chưa thể biết, mẹ sẽ dạy lại bé từ từ và cho bé biết. Số cuối cùng bé đọc chính là tổng số. Ví dụ, bé đếm từ 1 – 7, số 7 cuối cùng chính là tổng số.
Tùy vào độ tuổi của bé mà phụ huynh hoặc giáo viên có thể lựa chọn các phép tính phù hợp với năng lực của các em. Đó có thể tính cộng số có 1 chữ số, số có 2 chữ số… cộng chuỗi số hoặc tổ hợp nhiều phép tính với các con số lớn nhỏ khác nhau.
Học các hình khối
Dạy con nhớ tên các hình khối cơ bản hoặc nâng cao hơn là biết được mỗi hình đó có bao nhiêu mặt. Con cũng có thể tưởng tượng để sắp xếp các hình sao cho tạo thành một hình mới.
Ví dụ như ghép các mảnh ghép để tạo hình hình chữ nhật hoặc hình tam giác. Hay con sẽ sử dụng bao nhiêu hình tam giác để ghép thành một hình vuông?
Làm tương tự để thử thách con tạo ra các hình nâng cao hơn như hình ngũ giác, hình thang.
Kết hợp với âm nhạc
Âm nhạc luôn dễ đi vào lòng người, đặc biệt là trẻ em hơn môn toán. Vì vậy, nếu có thể dạy bé học toán qua âm nhạc sẽ là cách thật tuyệt vời. Đồng thời, âm nhạc có tác dụng tốt cho tư duy toán học của con bạn.
Việc học kiến thức toán trong âm nhạc có thể áp dụng với mọi đối tượng học sinh. Ngoài ra, bạn có thể cho con học lớp âm nhạc nào đó để phát triển tư duy cho con.
Nếu việc học lặp đi lặp lại nhiều lần khiến trẻ bị nhàm chám, bạn hãy đa dạng cách dạy bé học toán và tạo hứng thú cho con bằng cách học online qua các website, nơi có nhiều trò chơi, bảng tính thú vị để con bạn học toán.
Xem thêm: